Ngân Hàng Tư Nhân Phá Sản
(PLO)- First Republic Bank đang đối diện với tình trạng sụp đổ tương tự hai ngân hàng Mỹ là Silicon Valley Bank and Signature Bank vào tháng 3 vừa qua.
Ngân hàng bị tuyên bố phá sản khi nào?
Theo Điều 155 Luật các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi năm 2017), ngân hàng nói riêng hay tổ chức tín dụng nói chung đều có thể bị tuyên bố phá sản.
Cụ thể, sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà ngân hàng vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì phải làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
Khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản ngân hàng,Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của ngân hàng đó.
Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép của ngân hàng.
Trên thực tế, ngân hàng tại Việt Nam rất khó bị tuyên bố phá sản, do kể cả khi ngân hàng hoạt động không tốt thì phía ngân hàng Nhà nước cũng sẽ đưa ra nhiều biện pháp để ngăn ngừa không cho ngân hàng đó phá sản. Ngoài ra, thủ tục phá sản cũng tương đối phức tạp với nhiều biện pháp phục hồi.
Có ngân hàng nào đã phá sản ở Việt Nam hay không?
Hiện nay, chưa có một ngân hàng nào bị phá sản ở Việt Nam. Nguyên nhân chính là vì nếu có ngân hàng rơi vào tình trạng phá sản tại Việt nam thì niềm tin của người dân sẽ bị lung lay. Điều đó dẫn tới việc thay vì gửi tiền vào ngân hàng thì người dân sẽ chuyển sang đầu tư vàng, chứng khoán…. Cho nên Ngân hàng Nhà nước sẽ đảm bảo việc ngân hàng phá sản không xảy ra.
Mặc dù, Luật Phá sản 2014 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, nhưng trên thực tế kể từ khi có Luật Phá sản 2014 tới nay đã có nhiều ngân hàng thương mại hoạt động yếu kém gây ảnh hưởng tiêu cực tới toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng và nền kinh tế thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa từng cho phép bất cứ một ngân hàng thương mại nào phá sản.
Khi Ngân hàng thương mại hoạt động yếu kém, Ngân hàng Nhà nước sẽ xây dựng phương án cơ cấu lại ngân hàng. Các phương án cơ cấu lại một ngân hàng thương mại bao gồm: Phục hồi; Sáp nhập - hợp nhất - chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; Giải thể; Chuyển giao bắt buộc và Phá sản. Tuy nhiên phương án phá sản sẽ khó xảy ra.
Ví dụ có thể kể đến trường hợp mua lại Ngân hàng OceanBank với giá 0 đồng vào tháng 5/2015 của Ngân hàng Nhà nước, qua đó chuyển đổi loại hình từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương thành Ngân hàng thương mại TNHH MTV (một thành viên) Đại Dương.
Hay mới đây nhất, ngày 8/4/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 50/NQ-CP yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương xây dựng phương án cơ cấu lại SCB theo trình tự, thủ tục của Luật Các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng phá sản, người gửi tiết kiệm có nhận lại được tiền không?
Trong trường hợp có ngân hàng phá sản, người gửi tiền tiết kiệm sẽ được nhận một khoản tiền bảo hiểm đền bù và nhận tiền đền bù từ hoạt động thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản.
Cụ thể, theo Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, ngoại trừ ngân hàng chính sách.
Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản (Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012).
Theo Điều 3 Quyết định 32/2021/QĐ-TTg thì số tiền tối đa bảo hiểm trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm (cả gốc và lãi) của một người tại một ngân hàng khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng.
Cho nên khi ngân hàng bị tuyên bố phá sản, người gửi tiền tiết kiệm có thể nhận khoản tiền bảo hiểm tiền gửi tối đa là 125 triệu đồng cùng với tiền đền bù qua việc thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản.
Tuy nhiên, theo Điều 101 Luật Phá sản 2014, các tài sản còn lại của ngân hàng khi phá sản sẽ được ưu tiên chi trả lần lượt theo thứ tự: Chi phí phá sản; Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết và sau đó mới đến các khoản tiền gửi ngân hàng.
Vậy nên trong trường hợp không may, người gửi tiền tiết kiệm có thể sẽ không lấy lại được toàn bộ số tiền mình đã gửi mà chỉ nhận lại được tiền bảo hiểm đền bù.
BIDV là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập ngày 26/4/1957, là ngân hàng có lịch sử lâu đời nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam. Thời điểm đầu thành lập ngân hàng có tên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.
Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ năm 1989 và sử dụng đến năm 2012. Hiện nay ngân hàng có tên là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Ngân hàng hiện có 25.000 cán bộ nhân viên, 190 chi nhánh, 871 phòng giao dịch trên khắp 63 tỉnh thành và có văn phòng đại diện tại 5 quốc gia là Liên bang Nga, Lào, Campuchia, Myanmar, Đài Loan.
Từ ngày 26/4/2022, BIDV đã áp dụng thương hiệu mới. Biểu tượng mới của BIDV bao gồm hình ảnh ngôi sao và hoa mai được kết hợp sáng tạo. Hình ảnh ngôi sao lấy cảm hứng từ Quốc kỳ Việt Nam, nhưng được thiết kế theo phong cách độc đáo với những đường nét mở và chuyển động.
Ảnh minh họa: Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ
BIDV lả ngân hàng nhà nước hay tư nhân?
BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, bên cạnh Agribank, VietinBank và Vietcombank.
BIDV hoạt động trải dài trên nhiều lĩnh vực là ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính
Lĩnh vực ngân hàng là hoạt động chính được nhiều người biết đến nhất của BIDV. Các hoạt động thuộc lĩnh vực này bao gồm: Dịch vụ thẻ, Các khoản cho vay cá nhân, Dịch vụ tiền gửi Thị trường ngoại hối và vốn, Ngân quỹ, Ngân hàng trực tuyến, Thanh toán và chuyển khoản công nghệ mới
Lĩnh vực bảo hiểm: BIDV cung cấp 2 sản phẩm bảo hiểm phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng là:
- Bảo hiểm nhân thọ: Là sự kết hợp giữa BIDV và MetLife nhằm tạo ra các gói bảo hiểm nhân thọ giúp khách hàng tiết kiệm tiền và bảo vệ bản thân trong tương lai.
- Bảo hiểm phi nhân thọ: Là sự kết hợp giữa BIDV và BIC nhằm tạo ra các sản phẩm bảo hiểm như BIC Bình an, BIC Home care…
Lĩnh vực chứng khoán: Trong lĩnh vực chứng khoán, BIDV cung cấp các dịch vụ như Môi giới chứng khoán; Các dịch vụ chứng khoán; Giao dịch chứng khoán; Chứng khoán phái sinh.
Do không phải ngồi hóng từng đồng vốn điều lệ từ ngân sách nhà nước như các ngân hàng thương mại nhà nước, vốn điều lệ khối ngân hàng thương mại tư nhân đã bứt tốc trong những năm trở lại đây.
Tại cuộc làm việc với Thủ tướng gần đây, đánh giá tính cấp bách việc tăng vốn điều lệ cho khối ngân hàng thương mại nhà nước, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết: “Nếu không được bổ sung vốn, các ngân hàng này sẽ bị hạn chế khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, thu hẹp thị phần”.
Theo một báo cáo của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), các ngân hàng thương mại nhà nước đã mất 142 điểm cơ bản thị phần tín dụng trong 5 năm qua.
Thực ra, câu chuyện tăng vốn của khối ngân hàng thương mại nhà nước luôn là một vấn đề nan giải. Theo văn bản hiện hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định 121/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018; theo đó, Chính phủ cho phép dùng ngân sách nhà nước để bổ sung vốn cho các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước trên 50% trở lên.
Đồng thời, toàn bộ ngân hàng có vốn nhà nước đều lên kế hoạch tăng vốn trong năm 2021. Nhưng đến thời điểm hiện tại mới chỉ có 2/4 ngân hàng nhận được quyết định chính thức.
Cụ thể, tuần cuối tháng 5, Vietinbank chính thức được Chính phủ phê duyệt phương án đầu tư bổ sung gần 7.000 tỷ đồng vốn nhà nước theo Quyết định số 765/QĐ-TTg.
Trước đó, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV cũng đã nhất trí bổ sung vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2019 tương ứng với số lợi nhuận sau thuế thực nộp ngân sách nhà nước năm 2020 của ngân hàng này, tối đa không quá 3.500 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, theo vị lãnh đạo cao cấp Ngân hàng Nhà nước: “Vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại nhà nước mới chỉ đáp ứng được phần nhỏ của nhu cầu”.
Trái lại, vốn điều lệ của khối ngân hàng tư nhân tăng khá nhanh. Hiện Techcombank có vốn điều lệ trên 35.049 tỷ đồng, MB là 27.988 tỷ đồng, VPBank 25.300 tỷ đồng. Phải nói thêm rằng, mới đây MB còn được chấp thuận cho tăng vốn thêm khoảng 9.795 tỷ đồng.
Trong khi đó, vốn điều lệ tính đến thời điểm 31/12/2020 của Vietcombank là 37.089 tỷ đồng, VietinBank là 37.234 tỷ đồng, Agribank là 30.709 tỷ đồng.
Thống kê số liệu của Ngân hàng Nhà nước đến 31/1/2021 cho thấy, vốn điều lệ của khối ngân hàng thương mại tư nhân đạt 317.133 tỷ đồng, gấp đôi khối ngân hàng thương mại nhà nước (158.771 tỷ đồng).
Được biết, cũng do khó tăng vốn nên tỷ lệ an toàn vốn (CAR) áp dụng theo thông tư 41/2016/TT-NHNN của khối ngân hàng nhà nước đạt 8,96%, thấp hơn nhiều so với khối thương mại tư nhân (10,86%).
Vốn điều lệ thấp so với tổng tài sản, đã khiến cho các ngân hàng thương mại nhà nước không thể mở rộng thị phần tín dụng. Nói cách khác là phải "ăn dè" chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Điều này bất cập, khi tín dụng tăng thấp thì lợi nhuận/tổng tài sản; lợi nhuận/vốn bị thấp, ảnh hưởng không tốt đến năng lực tài chính và quyền lợi các cổ đông, trong đó có cổ đông nhà nước.
Chưa kể, thị phần tín dụng tăng thấp thì các trụ cột của nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng theo.