Những Loại Nông Sản Xuất Khẩu Của Việt Nam Sang Mỹ Không Được
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, ngày 8/8/2023, Cục Kiểm dịch động thực vật (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ vừa gửi thư tới cơ quan này thông tin về việc Hoa Kỳ mở cửa thị trường đối với quả dừa tươi Việt Nam.
CẦN ĐẨY MẠNH HIỆN ĐẠI HÓA SẢN XUẤT
Mỗi năm, nước Mỹ nhập khẩu hàng triệu tấn thực phẩm từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm khoảng 15% tổng lượng thực phẩm tiêu thụ của quốc gia này.
Để tận dụng nguồn lợi và chinh phục được thị trường Mỹ, doanh nghiệp cần nắm và tận dụng tất cả những ưu đãi, chính sách trong Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA).
Một trong những chương trình quan trọng nhất của FSMA là chương trình xác minh nhà cung cấp nước ngoài (FSVP), yêu cầu các nhà nhập khẩu thực phẩm phải thực hiện các bước xác minh cần thiết sau đó đánh giá sự tuân thủ của các nhà cung cấp nước ngoài với tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Mỹ.
Tại hội thảo, các diễn giả đã chia sẻ các câu chuyện thành công của doanh nghiệp điển hình chia sẻ quá trình xuất khẩu sang Mỹ. Trong đó, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu thực phẩm vào Mỹ cần chủ động xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng thông qua các bước như: phân tích mối nguy, kiểm soát quá trình sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn, kiểm soát chất gây dị ứng, và thực hiện chương trình chuỗi cung ứng an toàn.
Để đạt được yêu cầu này, doanh nghiệp Việt cần hiện đại hóa sản xuất, ứng dụng công nghệ mới, quy trình sản xuất xanh, khép kín… Việc này cũng cần sự hỗ trợ từ các chương trình ưu đãi của Chính phủ đối với hiện đại hóa ngành nông nghiệp, thực phẩm…
Theo ông Đặng Bùi Khuê, Giám đốc Đào tạo và Chứng nhận mảng phát triển bền vững của Công ty TNHH Tuv Nord Vietnam, để kiểm soát chất lượng thực phẩm nhập khẩu, cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã ban hành Đạo luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA), nhằm chuyển đổi từ cơ chế phản ứng với các sự cố an toàn thực phẩm sang cơ chế phòng ngừa.
FSMA không chỉ tác động đến các nhà phân phối và sản phẩm thực phẩm tại Mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ sở có nhu cầu xuất khẩu vào thị trường này.
“Chương trình xác minh nhà cung cấp nước ngoài (FSVP) yêu cầu các nhà nhập khẩu phải thực hiện các bước xác minh cần thiết, sau đó đánh giá sự tuân thủ của các nhà cung cấp nước ngoài theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Mỹ”, ông Khuê nói.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến, sức tiêu thụ của người dân Mỹ rất lớn, nhưng để doanh nghiệp Việt có thể chinh phục được thị trường này không dễ dàng. Do đó, các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu gắn với mã vùng trồng, mã đóng gói, và các hoạt động sơ chế, chế biến cùng với chiến lược xúc tiến thương mại có bài bản…