Xuất khẩu gạo ổn định trước biến động thị trường

Samsung đóng góp bao nhiêu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2022?

VietTimes – Với kim ngạch xuất khẩu đạt 65 tỉ USD trong năm 2022, Samsung đã có đóng góp lớn vào quá trình hồi phục và phát triển của kinh tế Việt Nam hậu đại dịch Covid-19.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa tiếp ông Park Hark Kyu - Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Samsung Electronics. Lãnh đạo Chính phủ đánh giá Samsung là tập đoàn kinh tế lớn đã đầu tư vào Việt Nam nhiều năm qua, giải quyết công ăn, việc làm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, trong năm 2022, kết quả sản xuất, kinh doanh của Samsung cũng rất xuất sắc (xuất khẩu đạt 65 tỉ USD), đóng góp quan trọng vào quá trình hồi phục và phát triển kinh tế của Việt Nam, với kỷ lục lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt mốc 700 tỉ USD.

(*) Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước tính trong năm 2022

Được biết, trong năm 2022, Samsung đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu lên tới 69 tỉ USD và đầu tư thêm 3,3 tỉ USD tại Việt Nam.

Đến tháng 8/2022, tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo Samsung Electronics cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu của Samsung Việt Nam đạt mức 34,3 tỉ USD. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm 2022 của Samsung Việt Nam đạt khoảng 30,7 tỉ USD.

Tại cuộc tiếp, hai bên cũng trao đổi một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu (Trụ cột 2).

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, ngày 4/8/2022, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 55/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu của OECD.

Hiện nay, Tổ công tác đang được kiện toàn nhân sự để nhanh chóng xây dựng khung pháp lý nội luật về thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, để đảm bảo các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được thực thi hiệu quả.

Buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng Lê Minh Khái (phải) và ông Park Hark Kyu - Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Samsung Electronics

'Mối nhân duyên' của sếp Samsung Electronics với Việt Nam

Tại cuộc gặp, ông Park Hark Kyu cũng chia sẻ về "mối nhân duyên" của mình với Việt Nam.

Vị Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Samsung Electronics cho biết, cá nhân ông đã có hơn 20 lần đến Việt Nam để tìm hiểu môi trường kinh doanh, trong đó có việc quyết định đầu tư xây dựng nhà máy của Samsung tại Thái Nguyên.

"Bây giờ đã qua hơn 10 năm, mỗi khi nhìn lại thì tôi cho rằng đầu tư xây dựng nhà máy tại Thái Nguyên là lựa chọn sáng suốt. Chính phủ Việt Nam cũng có nhiều hỗ trợ để Samsung hoạt động hiệu quả trong thời gian qua", ông Park Hark Kyu bày tỏ.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết ông vừa có cuộc tiếp CEO Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ với mong muốn sẽ phát triển Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Công nghiệp bán dẫn và công nghiệp điện tử có mối quan hệ rất hữu cơ với nhau, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Tập đoàn Samsung nghiên cứu, đánh giá sâu sắc những kết quả đã đạt được trong quá trình đầu tư tại Việt Nam để tiếp tục có những quyết sách hiệu quả, tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam cũng như các địa phương Samsung đặt cơ sở sản xuất sẽ luôn lắng nghe, tiếp nhận các kiến nghị để đáp ứng tốt nhất trong điều kiện có thể, theo quy định của pháp luật.

Như VietTimes từng đề cập, hôm 23/12/2022, Samsung đã khánh thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội.

Đây được cho là hoạt động quan trọng giúp Samsung tiếp tục mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Đáng chú ý, sự kiện này cũng có sự góp mặt của Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong.

Tập đoàn Hàn Quốc đề ra kế hoạch đưa Trung tâm R&D trở thành nơi nghiên cứu và phát triển công nghệ hàng đầu thế giới thông qua việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các trường đại học trong các lĩnh vực công nghệ then chốt của tương lai, bên cạnh việc gia tăng hỗ trợ bồi dưỡng nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam./.

Trong 8 tháng năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu trên 4,79 triệu tấn gạo, dự kiến 4 tháng còn lại xuất khẩu khoảng 1,5 đến 1,7 triệu tấn. Đây là thắng lợi của Việt Nam đối với thị trường thế giới.

Theo kế hoạch năm 2022, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt khoảng 6,3 đến 6,5 triệu tấn, cao hơn 100.000 đến 200.000 tấn so với năm 2021.

Trong 8 tháng năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu trên 4,79 triệu tấn gạo, dự kiến 4 tháng còn lại xuất khẩu khoảng 1,5 đến 1,7 triệu tấn. Nếu không có gì xảy ra, khả năng xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2022 sẽ đạt và vượt kế hoạch.

Đó là thông tin ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết tại hội nghị sơ kết sản xuất vụ Thu Đông, vụ Mùa năm 2022; triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023 vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức vào ngày 22/9.

8 tháng năm 2022, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt trên 4,79 triệu tấn (tăng 20,7% về số lượng và tăng gần 9,9% về giá trị so với cùng kỳ), trị giá gần 2,4 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân đạt gần 500 USD/tấn, giảm gần 50 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2021.

Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu trong năm 2021 và 8 tháng năm nay thì lượng gạo thơm, gạo chất lượng cao đứng vị trí hàng đầu.

Trong năm 2021, tổng số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là 6,2 triệu tấn; trong đó, lượng gạo thơm chiếm 2,5 triệu tấn (chiếm tỷ trọng 41,2%), tiếp theo là gạo trắng chất lượng cao xuất khẩu khoảng 2,3 triệu tấn (chiếm tỷ trọng gần 37,6%), gạo nếp chiếm tỷ trọng 16,37%. Đây là thắng lợi của Việt Nam đối với thị trường thế giới.

Theo ông Nguyễn Ngọc Nam liên tục trong những năm qua, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu là châu Á (chiếm hơn 50%), tiếp theo là châu Phi và châu Mỹ.

[Bảo đảm hiệu quả điều hành xuất khẩu gạo và ổn định thị trường]

Philippines là quốc gia đứng đầu trong nhập khẩu gạo Việt Nam và chiếm tỷ trọng lớn của xuất khẩu gạo Việt Nam. 8 tháng năm 2022, Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines gần 2,4 triệu tấn (gần 50% số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam), với giá trị hơn 1 tỷ USD, tăng hơn 47% so với cùng kỳ năm trước.

Theo ông Nguyễn Ngọc Nam, Philippines là thị trường rất quan trọng trong xuất khẩu gạo của Việt Nam. Trước đây khi thực hiện Hiệp định thương mại gạo với Việt Nam, Philippines thường mua gạo trắng thường có 15-25% tấm. Sau khi nước này mở cửa cho nhập khẩu tự do thì thương nhân của họ tập trung vào phân khúc gạo thơm, gạo chất lượng cao Việt Nam.

Đối với gạo thơm, gạo chất lượng cao (Đài Thơm 8, OM5451, OM18) là những loại gạo hiện không có nước nào xuất khẩu thay thế được. Định hướng cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài không thay đổi trong năm 2022 và năm 2023. Đây cũng là lợi thế của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Với vị trí quan trọng của thị trường Philippines và lượng gạo nước này nhập khẩu chiếm gần 50% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam nên Hiệp hội Lương thực Việt Nam cùng Bộ Công Thương vừa tổ chức hội nghị gạo tại Philippines. Theo đó, Philippines đặc biệt quan tâm đến gạo Việt Nam.

Sau khi Ấn Độ áp thuế xuất khẩu gạo trắng và cấm xuất khẩu gạo tấm, Philippines lo ngại nguồn cung toàn cầu bị ảnh hưởng trong khi đó Philippines là quốc gia không thể ngừng nhập khẩu gạo. Vì thế, nhu cầu về gạo thơm (Đài thơm 8, OM 5451, OM18) vẫn là chủng loại được ưa chuộng tại Philippines.

Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng cho biết, trước đây, mỗi năm Trung Quốc (thị trường đứng thứ hai nhập khẩu Việt Nam) nhập khẩu khoảng 30 đến 40% lượng gạo Việt Nam nhưng trong 8 tháng qua, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ hơn 520.000 tấn gạo (chiếm tỷ trọng khoảng 10% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam), trị giá gần 270 triệu USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2021.

Thời gian qua, thị trường Trung Quốc luôn có sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu gạo, năm nay, tập trung nhập gạo nếp và gạo ST từ Việt Nam. Hiện nhu cầu gạo nếp của Trung Quốc lớn nhưng Việt Nam không đủ nguồn cung.

Riêng thị trường Ghana và Bờ Biển Ngà nhập khẩu số lượng gạo Việt Nam tương đối lớn và ổn định; tổng lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang hai thị trường này trên 18% và tập trung vào loại gạo thơm, gạo chất lượng cao (OM5451, Đài thơm 8, Jasmine).

Đề cập về chính sách hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ, theo ông Nguyễn Ngọc Nam, thời gian tới chưa biết tình hình của Ấn Độ sẽ như thế nào nhưng khả năng giá gạo tăng vì Ấn Độ sụt giảm nguồn cung gạo.

Ấn Độ chiếm 40% thương mại gạo toàn cầu. Năm 2021, Ấn Độ xuất khẩu hơn 21,5 triệu tấn gạo (lớn hơn 4 nước: Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Mỹ cộng lại). 6 tháng đầu năm 2022, Ấn Độ xuất khẩu hơn 11 triệu tấn gạo. Chính sách của Ấn Độ về cấm xuất khẩu gạo tấm, áp dụng thuế xuất khẩu gạo trắng nên ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng gạo./.