Thác Bạc Sa Pa là thượng nguồn của suối Mường Hoa với độ cao khoảng 1.800m so với mực nước biển. Giữa núi rừng Tây Bắc hoang sơ, dòng chảy mạnh mẽ của khu du lịch Thác Bạc tấu lên bản giao hưởng hùng tráng, khiến lòng người không khỏi xao xuyến, rộn ràng. Ngọn thác tuôn trào bọt nước trắng xóa, thong thả buông lơi giữa vách đá cheo leo và hòa mình vào suối nước êm đềm. Dường như mọi vẻ đẹp hoang sơ và bình yên của Sa Pa đều được lưu giữ trọn vẹn tại địa danh này.

Tham quan trung tâm nuôi - sản xuất cá hồi

Trong một lần ghé thăm Thác Bạc, ông M. Tobio - một kỹ sư người Phần Lan đã nảy ra sáng kiến nhân giống cá hồi ngay tại địa danh này. Đây vốn là loài cá nước lạnh trứ danh của Bắc Mỹ, châu u nhưng lại sinh trưởng tốt trong môi trường khí hậu của Sa Pa. Hiện nay, trung tâm nuôi - sản xuất cá hồi Thác Bạc nằm cách chân thác khoảng 1km, chia thành ba khu riêng biệt bao gồm: khu ươm - ấp trứng, khu nuôi cá trưởng thành và khu nuôi cá chuẩn bị xuất chuồng.

Lứa cá hồi đầu tiên được nuôi trồng thử nghiệm thành công tại Thác Bạc vào năm 2006 (Nguồn: Vietfish Magazine)

Trung tâm nuôi - sản xuất cá hồi là những dãy nhà mái tôn đơn sơ đặt hàng chục chiếc bể cá cùng hệ thống máy bơm nước, máy sục khí, dàn mưa nhân tạo... Đường ống nước trực tiếp dẫn nước từ Thác Bạc về đến bể nuôi. Khi tham quan trại cá hồi du khách sẽ được tận mắt chứng kiến quy trình hoạt động của bể nuôi cũng như cách thức cho ăn và nhân giống đặc thù.

Trại cá chủ yếu nuôi và sản xuất giống cá hồi vân có hương vị độc đáo (Nguồn: iNaturalist)

Lưu ý khi tham quan trung tâm nuôi - sản xuất cá hồi:

Sau khi kết thúc chuyến đi bộ trekking khá mệt tại Thác Bạc, du khách có thể dùng bữa tại nhà hàng, quán ăn quanh khu vực chân thác và thưởng thức các món đặc sản của Sa Pa như cá hồi, cá tầm, gà đồi, thắng cố, lợn quay… Đặc biệt, nguồn cá hồi, cá tầm được nuôi trực tiếp từ nguồn nước của thác nên luôn giữ được độ tươi ngon, thịt cá rắn chắc, vị béo ngọt tự nhiên và chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.

Mê mẩn món lẩu cá tầm thơm ngon tại Thác Bạc (Nguồn: Nhà hàng Song Nhi Sa Pa)

Trong khi đó, những món ăn Tây Bắc được chế biến theo phong cách truyền thống với các gia vị của núi rừng như hạt dổi, mắc khén, thảo quả… cũng gây thương nhớ cho du khách. Ngoài ra, nếu chưa quen với hương vị đặc trưng của ẩm thực Sa Pa, du khách có thể thưởng thức những món ăn quen thuộc trên mâm cơm gia đình hằng ngày như thịt kho, canh chua, rau xào…

Gà đồi nướng ăn kèm cơm lam và các loại rau tươi mát (Nguồn: CafeF)

Lưu ý khi thưởng thức đặc sản Sa Pa:

Đường đi Thác Bạc Sa Pa như thế nào?

Du khách có thể đi từ trung tâm thị xã Sa Pa đến Thác Bạc bằng xe máy hoặc xe ô tô tùy theo nhu cầu cá nhân. Tổng quãng đường dài khoảng 12km và mất tầm 25 - 30 phút di chuyển. Trên đường đi, bạn có thể dừng chân ở một số điểm tham quan nổi tiếng khác tại đèo Ô Quy Hồ như đồi chè ô long hoặc khu du lịch Cổng trời.

1 - Lộ trình di chuyển chi tiết: Khởi hành từ khu quảng trường, bạn men theo hướng Tây Bắc đường Thác Bạc, sau khoảng 1km thì rẽ trái vào tuyến Quốc lộ 4D (Điện Biên Phủ). Tiếp theo, bạn đi thẳng theo đường đèo hướng về tỉnh Lai Châu khoảng 11km và bắt gặp biển báo dẫn vào Thác Bạc. Dòng thác ẩn hiện đằng sau mảng rừng thông và vườn su su xanh ngát trải dài trên triền đồi.

Lộ trình di chuyển từ trung tâm thị xã Sa Pa đến Thác Bạc (Nguồn: Google Maps)

Trải nghiệm dòng nước mát lạnh

Do chảy xuống từ đỉnh núi cao nên dòng nước tại Thác Bạc luôn mát lạnh bất kể mùa đông hay mùa hè, khiến không khí quanh khu vực này bao giờ cũng thông thoáng, dễ chịu. Du khách có thể trải nghiệm thử độ lạnh của nước thác bằng cách chạm tay hoặc ngâm chân. Làn nước trong veo, sạch sẽ khẽ khàng len qua kẽ tay, kẽ chân, đem lại cảm giác sảng khoái thư giãn cho lữ khách đường xa cũng như xua đi cái nắng chói chang của miền xuôi.

Làn nước tại Thác Bạc Sa Pa luôn duy trì nhiệt độ mát lạnh quanh năm (Nguồn: Phạm Tường)

Mặt khác, du khách không nên xuống tắm tại chân thác do dòng nước đổ mạnh và chảy xiết, có thể cuốn theo những thân cây gỗ hoặc đá tảng, gây nguy hiểm cho người bên dưới. Trên hết, nước suối Mường Hoa thượng nguồn thường lạnh thấu xương, có thể gây cảm lạnh nếu tiếp xúc quá lâu với cơ thể.

Tận hưởng sự mát lạnh tỏa ra từ dòng chảy của thác (Nguồn: Motogo)

Lưu ý khi trải nghiệm dòng nước mát lạnh:

Trải nghiệm leo cầu thang ngắm Thác Bạc hùng vĩ

Ở hai bên khu vực chân Thác Bạc, du khách sẽ bắt gặp hai lối cầu thang dẫn lên đỉnh thác. Những bậc tam cấp thô sơ, giản dị được xây dựng bám vào thế đất chênh vênh, một bên là vạt rừng xanh bạt ngàn, một bên là suối thác chảy cuồn cuộn. Đường lên đỉnh thác không quá dốc nhưng cũng tốn khoảng 10 - 15 phút di chuyển, thích hợp để dân mê trekking khởi động nhẹ nhàng.

Đường cầu thang dẫn lên đỉnh Thác Bạc được xây bằng vật liệu chắc chắn (Nguồn: @yuenmj)

Những bậc thang tựa như cầu nối giúp con người tiếp cận gần hơn với ngọn thác hùng vĩ. Đài thác phân thành nhiều nhánh khác nhau, có nhánh chảy ngay sát bên thành cầu, chỉ cần vươn tay là có thể cảm nhận dòng nước mát lạnh của đại ngàn Hoàng Liên. Tiếng nước chảy rì rầm hòa cùng âm thanh lá rơi xào xạc và giọng hót líu lo của chim muông giúp xoa dịu đi bao căng thẳng, mệt mỏi của đời sống phố thị.

Đứng trên cầu thang giúp du khách được gần gũi hơn với dòng thác cuộn trào (Nguồn: @hanh.ka)

Khi lên đến khu vực đỉnh thác, du khách có thể đi lên cây cầu treo cắt ngang trước mặt thác. Đây là đài vọng cảnh lý tưởng bậc nhất để thưởng ngoạn khung cảnh Thác Bạc phun trào dòng chảy từ trên cao đổ xuống. Hơi nước phảng phất trong không khí, đôi khi quyện cùng sương mây bảng lảng đem lại cảm giác khoan khoái, thư thả. Từ vị trí này, bạn cũng có thể ngắm nhìn bao quát núi đồi trập trùng, những thửa ruộng bậc thang xếp tầng hay thấp thoáng bóng hình của “thị trấn mù sương” Sa Pa.

Chiêm ngưỡng đỉnh Thác Bạc trên chiếc cầu treo vọng cảnh (Nguồn: Việt Fun Travel)

Lưu ý khi leo cầu thang ngắm Thác Bạc:

Giá vé tham quan Thác Bạc Sa Pa

Theo cập nhật vào tháng 5 năm 2023, giá vé tham quan Thác Bạc khá rẻ so với nhiều điểm du lịch khác tại Sa Pa, tạo điều kiện cho mọi đối tượng du khách có thể chiêm ngưỡng dòng thác thơ mộng. Cụ thể:

Check-in cùng gia đình/bạn bè

Với dáng dấp tựa như một dải lụa mềm buông mình giữa sắc xanh rừng ngàn, thác Bạc Sa Pa thu hút nhiều tín đồ săn ảnh đến check-in. Rèm thác bạc trắng, vách đá sừng sững, trảng rừng thông reo tán lá um tùm điểm xuyết thêm mây trôi lững thững trên bầu trời trong xanh. Những đường nét hoang ấy đã tạo thành một phông nền “sống ảo” đẹp đến nao lòng, khiến ai đi qua cũng phải xuýt xoa tán thưởng.

Dòng thác đem lại phông nền check-in ấn tượng cho du khách (Nguồn: @cambinhdoan)

Để chụp được những bức ảnh chất lượng, du khách nên tham quan Thác Bạc vào những ngày nắng đẹp, ít sương mù. Mỗi góc ảnh từ chân thác đến đỉnh thác đều sở hữu những điểm thú vị riêng. Bạn có thể ngồi trên tảng đá dưới chân thác và chụp cận cảnh để làm nổi bật chủ thể hoặc đứng trên lối cầu thang và hướng góc máy từ dưới lên trên để chụp được trọn vẹn ngọn thác oai hùng.

Ấn tượng với ảnh chụp tập thể của đoàn khách du lịch tại Thác Bạc Sa Pa (Nguồn: @ntthu59)

Lưu ý khi check-in cùng gia đình/bạn bè: