Nộp thuế hàng năm là một trong những nghĩa vụ quan trọng mà mỗi cá nhân và hộ kinh doanh bắt thuộc phải thực hiện với nhà nước. Tuy nhiên, các shop mới có thể chưa biết cách tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh như thế nào để xác định khoản tiền cần nộp định kỳ. Do vậy, bài viết sau đây từ GHN sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình tra cứu nhanh chóng, ai cũng thực hiện được. Khám phá ngay!

Hồ sơ đăng ký thuế hộ kinh doanh gồm những gì?

Thủ tục đăng ký thuế hộ kinh doanh bao gồm tờ khai đăng ký thuế hoặc hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; bảng kê cửa hàng/cửa hiệu phụ thuộc; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có) và bản sao CMND/CCCD (đã công chứng), còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam hoặc bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoặc cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam nhưng sinh sống tại nước ngoài.

Cách tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Chủ shop có thể tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể trên mục Số (hoặc Mã số doanh nghiệp/ Mã số chi nhánh tùy theo thời điểm đăng ký bán hàng) trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Ngoài ra, người bán sẽ biết thêm những thông tin hữu ích khác như Địa điểm kinh doanh, Điện thoại liên hệ, Vốn kinh doanh, Ngành/nghề kinh doanh… nhanh chóng.

Giấy phép kinh doanh đúng quy chuẩn năm 2018

Giấy phép kinh doanh được cấp năm 2019

Mã số thuế hộ kinh doanh dùng để làm gì?

Việc xác định hộ kinh doanh thông qua MST mang lại nhiều lợi ích quan trọng như sau:

MST giúp nhà nước xác định thông tin cơ bản của bất kỳ hộ kinh doanh nào (như người đại diện, ngày đăng ký thành lập, lĩnh vực kinh doanh…). Vì thế, khi thực hiện giao dịch với các cơ quan, ngân hàng, hoặc đối tác kinh doanh thuộc quyền quản lý của nhà nước, hầu hết các bên đều yêu cầu shop sử dụng MST hay cho giấy tờ cá nhân (như CMND/CCCD, hộ khẩu, hộ chiếu…) để nhận định danh tính và hoàn thiện thủ tục nhanh chóng.

Mục đích sử dụng cơ bản nhất của MST hộ kinh doanh là định danh cho tất cả hạng mục thanh toán thuế liên quan đến hoạt động bán hàng, bao gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và những loại thuế cơ bản khác. Khi hộ kinh doanh nộp tờ khai thuế định kỳ hàng năm, cơ quan thuế sẽ lưu trữ hồ sơ thông qua MST giúp xác định đối tượng nộp thuế, khoản tiền đã/chưa nộp, quá trình phát triển của shop… chính xác.

MST hộ kinh doanh cá thể chứa đầy đủ dữ liệu về hộ kinh doanh trên mọi trang web của cơ quan thuế. Chủ shop chỉ cần truy cập website tra cứu dữ liệu và nhập MST thì có thể biết những dữ liệu liên quan.

MST không chỉ giúp nhận diện danh tính cửa hàng, mà còn hỗ trợ cơ quan thuế kiểm soát, theo dõi và quản lý hoạt động bán hàng của bất cứ hộ kinh doanh nào. Do thế, nếu có thay đổi về thông tin (như đổi người đại diện, thay đổi địa chỉ hoạt động…), người bán bắt buộc liên hệ chi cục thuế để cập nhật lại, tránh phát sinh vấn đề vi phạm pháp luật.

Bán hàng online có phải nộp thuế không?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, nếu shop có doanh thu 100 triệu/năm trở lên (tính theo năm dương lịch) thì bắt buộc phải nộp thuế cho nhà nước.

Trên đây là hướng dẫn các cách tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể đơn giản, nhanh chóng cho shop mới tham khảo. Có thể thấy, đăng ký mã số thuế cũng như nộp thuế là nghĩa vụ cơ bản mà bất kỳ cửa hàng nào đều phải thực hiện hàng năm nên việc nắm rõ MST và doanh thu chuẩn xác rất quan trọng giúp shop thuận lợi bán hàng, không vi phạm quy định pháp luật.

Theo dõi doanh thu chính xác, tiết kiệm cùng Giao Hàng Nhanh (GHN)

Với nhiều năm kinh nghiệm hợp tác với nhiều shop lớn nhỏ, công ty Giao Hàng Nhanh không ngừng nhận được những lời khen “có cánh” bởi các ưu điểm sau:

Thiết kế app/web theo dõi hành trình, tra cứu đơn hàng GHN, tổng hợp số lượng hàng hóa và doanh số mỗi ngày trực tuyến, tự động. Điều này giúp chủ shop hỗ trợ khách hàng hết mình, tăng tỷ lệ nhận đơn và xác định doanh thu để tính tiền thuế mỗi năm dễ dàng.

Cam kết giao đơn cực nhanh để người nhận hài lòng, bao gồm 24 giờ (đơn nội thành) và 1 - 2 ngày (đơn Hà Nội - Sài Gòn) (xem chi tiết) với cước phí chỉ từ 15.5K/đơn.

GHN đảm bảo đơn của shop đến tay nguyên vẹn, an toàn trong thời gian sớm nhất.

Hướng dẫn tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh

Dưới đây là các cách tra cứu MST hộ kinh doanh thông dụng cho shop tham khảo:

Mã số thuế hộ kinh doanh là gì?

Mã số thuế (viết tắt: MST) hộ kinh doanh là một dãy số duy nhất được cơ quan quản lý thuế cấp cho từng cá nhân - người đại diện đứng tên chủ hộ kinh doanh từ lúc bắt đầu hoạt động đến khi chấm dứt. Điều này đồng nghĩa rằng MST của hộ kinh doanh trùng với MST cá nhân đăng ký mở cửa hàng (hoặc cá nhân đứng ra đại diện cho shop, trong trường hợp có nhiều thành viên cùng nhau thực hiện kinh doanh).

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC, cấu trúc MST đúng chuẩn có những đặc điểm nổi bật sau đây:

Gồm 10 chữ số (nếu người nộp thuế là đại diện cho một hộ gia đình, một hộ kinh doanh hay những cá nhân kinh doanh cùng nhau) hoặc 13 chữ số (nếu hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh có nhiều địa điểm bán hàng khác nhau).

Hai chữ số đầu trong dãy số là số phân khoảng.

Bảy chữ số tiếp theo được thiết lập theo quy định của cục quản lý thuế, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 9999999.

Ba chữ số cuối cùng cũng được xây dựng theo quy định của đơn vị quản lý thuế, theo thứ tự từ 001 đến 999.

Giữa 10 chữ số đầu và 3 chữ số cuối ngăn cách với nhau bằng dấu gạch ngang (-). Ví dụ: 1234567891-123.

Xem thêm: Bán hàng online có phải đóng thuế không?

MST cơ bản gồm 10 chữ số, lưu trữ nhiều dữ liệu thiết yếu của mỗi shop.

Tra cứu số thuế hộ kinh doanh trên trang Tổng cục thuế Việt Nam

Nếu muốn tra cứu mã số hộ kinh doanh cá thể chính xác, nhanh chóng thì người bán có thể thực hiện trực tuyến trên website của Tổng cục thuế Việt Nam. Cách làm cụ thể như sau:

Giao diện tra cứu mã số thuế cá nhân và hộ kinh doanh

Chỉ cần nhập thông tin yêu cầu như CMND/CCCD hoặc tên, người bán có thể tra MST dễ dàng.

Bước 3: Màn hình tự động hiển thị kết quả gồm các thông tin như Mã số thuế, Tên người nộp thuế, Cơ quan thuế, Số CMT/Thẻ căn cước, Ngày thay đổi thông tin gần nhất và Ghi chú về tình trạng hoạt động.

Mã số thuế hộ kinh doanh có giống với mã số hộ kinh doanh không?

Mã số thuế hộ kinh doanh có thể giống với mã số hộ kinh doanh. Trong đó, theo Điều 83 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, mã số hộ kinh doanh là dãy số được tạo tự động bởi Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế, sau đó đồng bộ với hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh để khẳng định doanh nghiệp có quyền bắt đầu bán hàng.

Kết hợp cùng căn cứ tại khoản 1 Điều 5b Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT, mã số hộ kinh doanh là mã số thuế hộ kinh doanh khi shop chỉ có một cửa hàng duy nhất, chưa mở rộng thêm chi nhánh nào khác và người đại diện chính thức là chủ shop, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ nghĩa vụ thuế trước pháp luật.

Kiểm tra mã số thuế hộ kinh doanh trên trang Mã số Thuế

Ngoài hai phương pháp kể trên, chủ shop có thể check mã số thuế hộ kinh doanh của mình trên website Mã số Thuế. Cách thực hiện như sau:

Người bán thuận tiện xem MST của mình trực tuyến trên web Mã số Thuế.

Ngoài cách tra cứu mã số thuế của hộ kinh doanh như thế nào, còn một số thắc mắc phổ biến mà các shop mới khá phân vân như: