“Sau bao năm du học, lập nghiệp ở nước ngoài, mỗi khi về nước, mọi người vẫn thường hỏi, du học sướng hay khổ. Tôi chưa từng trả lời vì sướng khổ mỗi người một suy nghĩ, nhưng bằng chính những năm tháng bản thân đã đi qua, tôi tin chắc rằng, du học là được. Được nhiều thứ chứ không chỉ là tấm bằng đại học “thương hiệu ngoại”.

Trò chuyện và học hỏi từ những người làm việc trong ngành

Câu chuyện và học hỏi từ những người làm việc trong ngành là một phần quan trọng trong quá trình lựa chọn ngành học phù hợp với mục tiêu và đam mê của bạn. Người làm việc trong ngành sẽ có cái nhìn thực tế về công việc sẽ chia sẻ kiến thức, cơ hội và kinh nghiệm từ xin việc, thăng tiến để bạn định hình rõ hơn về tương lai sau khi tốt nghiệp. Điều này giúp bạn đưa ra quyết định chọn ngành một cách thông minh và tự tin hơn.

Từ những kinh nghiệm chọn ngành đại học phù hợp như hợp như trên, bạn hãy nghiên cứu, tổng kết, đánh giá và đưa ra quyết định chọn ngành học phù hợp nhé.

Tìm hiểu thông tin về các ngành đại học phổ biến

Tìm hiểu thông tin chi tiết về các ngành học giúp bạn hiểu biết sâu sắc về những lĩnh vực mà bạn sắp theo đuổi. Hiểu rõ nhiệm vụ và mục tiêu của ngành có đóng góp cho nền kinh tế và xã hội như thế nào? Ngành nghề này có phù hợp với sở thích, đam mê của bạn thân hay không? Cơ hội việc làm và phát triển ra sao? Điều này rất quan trọng để bạn có thể đưa ra quyết định chọn ngành đại học đúng đắn và thực hiện kế hoạch nghề nghiệp một cách hiệu quả.

Tham vấn ý kiến giáo viên hoặc người đã có kinh nghiệm trong ngành

Các giáo viên và người có kinh nghiệm trong ngành sẽ có có kiến ​​thức chuyên môn về các ngành học và lĩnh vực tương ứng. Họ có thể cung cấp thông tin chi tiết về nội dung học tập, cơ hội nghề nghiệp và các khía cạnh liên quan khác. Những người giàu kinh nghiệm sẽ có cái nhìn thực tế về cuộc sống, học tập và làm việc trong lĩnh vực đó. Họ sẽ chia sẻ kinh nghiệm, sai lầm giúp bạn tránh được các lỗi trùng lặp và có cái nhìn thực tế hơn về quá trình chọn ngành.

Tham gia các khóa học, tình nguyện hoặc gắn kết với công việc thực tế

Tham khảo các khóa học, tình nguyện hoặc gắn kết với công việc thực tế trước khi chọn ngành học giúp bạn hiểu rõ hơn về những điều thực sự yêu thích và đam mê để lựa chọn ngành học phù hợp. Tham gia các hoạt động thực tế giúp bạn hiểu rõ hơn về yêu cầu và kỹ năng cần thiết cho công việc trong ngành mình quan tâm để chuẩn bị tốt và phát triển kỹ năng cần thiết từ trước. Các khóa học và gắn kết với công việc thực tế giúp bạn kết nối với các chuyên gia và những người đã có kinh nghiệm, học hỏi từ những tình huống thực tế để phát triển kỹ năng tự nhiên hơn.

Một số câu hỏi thường gặp khi chọn ngành học

HỎI: Hiện nay có rất nhiều ngành nghề để lựa chọn, em băn khoăn không biết nên chọn nghề mà mình yêu thích hay nghề đang “HOT”, có thu nhập cao?

TRẢ LỜI: Bạn phải dựa trên nhiều yếu tố để xác định chọn ngành, chọn nghề. Trước hết phải trả lời câu hỏi bạn muốn làm nghề gì, hình dung xem bạn muốn trở thành người như thế nào trong tương lai. Sau đó mới tìm hiểu nghề nghiệp đó hiện những trường nào đang đào tạo. Cần xem xét sự phù hợp đặc điểm cá nhân của mình đối với ngành nghề, sự phù hợp về mặt tính cách, năng khiếu, sở thích.

Nhưng không phải chỉ thích là được. Còn phải căn cứ vào những điều kiện khác như sức khỏe, hoàn cảnh kinh tế gia đình, nhu cầu xã hội của ngành nghề đó.

HỎI: Em có năng khiếu vẽ nhưng lại thích khoa học tự nhiên, muốn đi dạy toán, lý, hóa. Vậy nên chọn ngành nào?

TRẢ LỜI: Khi mình đã thích một công việc nào đó thì sẽ chú tâm vào công việc đó. Còn khi mình có năng khiếu thì thế mạnh năng khiếu đó sẽ giúp mình hoàn thành công việc tốt hơn. Năng khiếu hay sở thích là hai yếu tố quan trọng nhưng chưa phải là yếu tố quyết định. Ví dụ hiện nay rất nhiều bạn trẻ muốn làm ca sĩ nhưng thích là một chuyện, còn trở thành ca sĩ chuyên nghiệp đâu phải dễ. Vậy nếu chúng ta thích làm một việc gì đó thì cứ dành nhiều thời gian cho việc đó.

Còn chọn một nghề nghiệp cho mình thì không chỉ căn cứ vào sở thích, năng khiếu mà phải căn cứ vào thực lực, sức khỏe bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội. Tuy nhiên nếu bắt buộc phải lựa chọn thì bạn có thể chọn môn mình có năng khiếu. Nếu chỉ bắt đầu từ sở thích sẽ gặp khó khăn hơn trong công việc.

HỎI: Em đang học đại học nhưng cảm thấy không hợp với ngành đang học và muốn thi lại trường khác. Tâm lý em hiện rất bối rối, lo lắng vì sợ thi không đậu.

TRẢ LỜI: Bạn phải chuẩn bị kỹ tâm lý, điều này rất quan trọng. Đậu thì sao, rớt thì sao? Phải xác định chắc chắn xem ngôi trường mình đang học có phù hợp với mình không. Sau khi đã chuẩn bị các điều kiện trên, bạn nên đi thi với một tâm lý: đậu thì học, không đậu thì quay về trường cũ. Đừng tạo áp lực cho bản thân.

Mặt khác, bạn nên thông báo chuyện này cho người thân để cùng cân nhắc, có được lựa chọn đúng nhất.

HỎI: Sức học của tôi thuộc dạng trung bình khá, tôi rất muốn thi vào một trường ĐH. Vậy tôi nên chọn trường như thế nào cho phù hợp?

TRẢ LỜI: Học lực của bạn không giỏi, bạn vẫn có cơ hội đậu ĐH nếu bạn chọn khối thi có các môn bạn học tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cần xác định: mình thích ngành nghề nào nhất, cân nhắc xem mình có phù hợp với loại công việc cụ thể của nghề đó không, sau đó hãy chọn trường. Mỗi ngành, nghề hiện đang được đào tạo ở nhiều trường khác nhau. Học lực trung bình khá, bạn nên hướng đến nhóm trường ĐH địa phương, các trường CĐ, trung cấp sẽ dễ có cơ hội trúng tuyển hơn.

HỎI: Ba mẹ muốn em học kinh tế nhưng em muốn học ngành xã hội: du lịch, ngoại giao hoặc nhà báo. Vậy em phải làm sao?

TRẢ LỜI: Trong việc chọn nghề, đôi khi có những xung đột giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ có cái nhìn rộng hơn. Chúng ta còn trẻ, có thể nông cạn hơn nhưng không phải lúc nào cha mẹ cũng đúng.

Các em nên trình bày vì sao mình chọn ngành đó, đồng thời lắng nghe ý kiến ba mẹ về ngành nghề ba mẹ chọn. Sau đó thống nhất chọn nghề theo những điều hợp lý nhất. Nếu chọn theo ý kiến người khác sau này sẽ khó có hứng thú học, ra trường khó thành công. Em nên cân nhắc thêm giữa những công việc xã hội và việc làm kinh tế xem ngành nào hợp mình hơn.

Khi các em thích làm ngành nghề nào, cần phải xem mình hợp ngành đó hay không. Ví dụ: muốn làm du lịch phải có ngoại ngữ, có sức khỏe để đi xa; muốn làm ngoại giao, quan hệ quốc tế cần khả năng giao tiếp linh hoạt trong ứng xử, khả năng ngoại ngữ… Các em nên lựa chọn theo những khả năng mình sẵn có, điều này giúp các em thành công hơn.

HỎI: Em học khá tự nhiên. Em đang phân vân giữa nhóm ngành kinh tế và kĩ thuật. Học quản trị kinh doanh sợ khi ra trường khó xin việc còn kĩ thuật thì em thích điện tử. Em nên chọn ngành nào, trường nào thì cơ hội việc làm cao hơn?

TRẢ LỜI: Em đang phân vân giữa 2 nhóm ngành kinh tế và kỹ thuật, vậy em có thể có 2 cách lựa chọn:

Một là: Em có thể lựa chọn, đợt 1 thi khối kỹ thuật (thường là khối A), đợt 2 thi khối kinh tế (thường là khối: B,C,D).

Hai là: Hiện nay các trường đều có bộ phận tiếp và giải đáp thắc mắc, tư vấn trực tiếp cho thí sinh. Em có thể đến trực tiếp để được tư vấn trước khi chọn thi ngành nào.

Về cơ hội việc làm của từng ngành, em tham khảo trên website của các trường khi công bố thông tin về 3 công khai, có thông tin về cơ hội việc làm cho từng ngành, chuyên ngành đào tạo.

Những kinh nghiệm về cách chọn ngành đại học phù hợp được chia sẻ như trên sẽ giúp bạn biết được ngành học nào tốt nhất. Hãy tự mình quyết định lựa chọn ngành học, phù hợp với đam mê, sở thích của bản thân, hãy tự làm chủ tương lai của mình để không hối hận về sau bạn nhé.