Ảnh Nữ Sinh Năm 2012
Này, bạn có muốn nhận thêm 3 lượt tải xuống MIỄN PHÍ mỗi ngày không?Nhận thêm 3
Sau buổi chụp hình mệt nhoài bên bãi biển, Minh Anh được dẫn đi ăn hải sản, uống nhiều bia rượu. Về đến phòng, nữ sinh này thấy ông chủ ngồi đợi sẵn nói: "Anh muốn tâm sự với em một chút", rồi hắn lao vào cô.
Chỉ cần gõ từ khóa "tuyển người mẫu" sẽ cho ra nhiều website mua bán, rao vặt với những lời mời rất hấp dẫn. "Shop thời trang P.L cần tuyển người mẫu trang phục váy, áo. Các bạn nữ tuổi 16-25 ngoại hình cân đối, số đo 3 vòng chuẩn, chiều cao 1m65 trở lên, cân nặng dưới 48kg, biết tạo dáng trước ống kính. Thù lao là 500.000 đồng và một sản phẩm một ngày chụp" hay "Tuyển 10 PG cao cấp chụp ảnh mẫu sản phẩm chăn ga gối nệm. Yêu cầu: Cao 1m65 trở lên, khuôn mặt đẹp, nụ cười thân thiện, thái độ làm việc vui vẻ. Thời gian làm việc cả ngày...".
Ngọc Tú (học sinh lớp 11 ở Hà Nội) vốn được bạn bè gọi là "hot girl" vì có nước da trắng, khuôn mặt xinh xắn. Như nhiều nữ sinh khác, Tú thích được chụp ảnh. Mỗi lần được bố mẹ cho tiền mua quần áo, cô nàng hay mặc rồi "tự sướng" qua gương và không quên "up" các bức ảnh bắt mắt lên mạng khoe với bạn bè. Những cái "like" và "comment" khiến cô nàng nở mày nở mặt.
Một ngày nọ, Tú nhận được lời mời cộng tác với một shop thời trang lớn trên phố Hàng Bông. Sau vài ngày suy nghĩ, cô giấu bố mẹ, đồng ý làm người mẫu ảnh cho cửa hàng. Tú chỉ việc đến cửa hàng đúng giờ, rồi vào phòng make up, mặc những bộ cánh mới, bắt mắt nhất tạo dáng để chụp ảnh. Một tuần sẽ có 1 - 2 buổi chụp ngoại cảnh ở bến Hàn Quốc hay đường Nhật Bản...
Tham gia làm người mẫu ảnh, Tú phát hiện ra không ít học sinh rất tích cực chạy sô cho nhiều shop khác nhau. Dĩ nhiên, con đường đến với việc này mỗi người mỗi khác song đa phần thông qua mạng Internet.
Nữ sinh làm mẫu quảng cáo cho các shop thời trang.
Theo chị Thu Nga, chủ shop thời trang trên phố Đội Cấn, với những gương mặt quen thuộc, trung bình mỗi buổi chụp ảnh được trả trên dưới 1 triệu đồng. Còn với gương mặt mới, "tiền lương" dao động 300.000 - 500.000 đồng một buổi chụp. Những nhãn hàng có thương hiệu tốt thường trả thù lao cao hơn các cửa hàng bình dân nhưng việc tuyển dụng lại chặt chẽ hơn, yêu cầu về người mẫu khắt khe hơn.
Những bức ảnh sau khi chụp sẽ được đem đi chỉnh sửa bằng phần mềm làm ảnh chuyên nghiệp sao cho thật hấp dẫn, bắt mắt rồi đưa lên các website, diễn đàn, mạng xã hội... để phục vụ cho việc quảng bá sản phẩm.
Nghề làm mẫu ảnh này không cần đòi hỏi cao về trình độ, không cần đào tạo bài bản và kiểu cách trang điểm... mà chỉ cần có vóc cao ráo, khuôn mặt ăn hình, biết biểu cảm là có thể tham gia. Nếu cộng tác với nhiều shop và chạy sô đều đều, có thể kiếm được mỗi tháng hàng chục triệu đồng. Điều này khiến cho nhiều học sinh, sinh viên có chút lợi thế hình thể nô nức rủ nhau đi làm người mẫu.
Từ quê lúa Thái Bình ra thủ đô học, Minh Anh lập tức bị "ngợp" trước những cám dỗ nơi phồn hoa đô hội. Trong lớp, cô không chơi với các bạn ngoại tỉnh mà nhanh chóng nhập hội với các bạn ở thủ đô, với lý do: "Ngày xưa ông nội tớ cũng ở Hà Nội mấy chục năm". Nhập hội, Minh Anh cần phải có những bộ cánh mỹ miều, đi đâu cũng phải mang theo mỹ phẩm "hàng hiệu" để thỉnh thoảng còn lôi ra "bôi bôi, trát trát". Và số tiền bố mẹ cung ứng không thể đủ.
Trong lần ngắm nghía shop thời trang trên phố Chùa Bộc (Đống Đa, Hà Nội), Minh Anh được ông chủ tiệm mời vào nói chuyện, khen cô có thân hình chuẩn và mời cộng tác làm người mẫu ảnh cho cửa hàng. Mỗi khi có hàng mới về, cô chỉ cần có mặt tại cửa hàng, trang điểm kỹ, mặc những bộ cánh ấy vào để một nhiếp ảnh gia chụp. Trong 2 tiếng chụp ảnh, cô được trả công 500.000 đồng.
Thời gian đầu, công việc diễn ra khá suôn sẻ. Minh Anh có thu nhập đều, không còn phải chắt chiu từng đồng bố mẹ gửi lên. Thỉnh thoảng cô còn được ông chủ tặng một vài bộ cánh. Sau vài tháng chỉ chụp loanh quanh ở Hà Nội, cô được đề nghị đi biển để chụp hình cho đẹp và nữ sinh này nhận lời.
Nhóm gồm 3 nam, 2 nữ nên Minh Anh càng tỏ ra vững dạ. Họ thuê khách sạn để nghỉ ngơi, hôm sau ra biển chụp sớm. Sau buổi chụp hình mệt nhoài, cô được ekip dẫn đi ăn hải sản và chưa bao giờ cô uống nhiều bia rượu đến thế. Về đến phòng, Minh Anh thấy ông chủ ngồi đợi sẵn: "Anh muốn tâm sự với em một chút". Dứt câu, hắn lao vào cô và hôm sau gặp lại, hắn coi như không có chuyện gì xảy ra.
Sau một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, Hoàng Lan (học lớp 12) được hẹn thời gian, địa điểm để đến buổi chụp thử mẫu ảnh. Đến nơi, cô được một thanh niên dẫn vào con ngõ sâu trên phố Hào Nam. Ngay khi đặt chân vào ngôi nhà Lan đã thấy ngờ ngợ vì studio là căn phòng trống trơn, chẳng có sản phẩm nào để chụp.
Lan chỉ được đề nghị tạo dáng để lấy "bố cục" trước, còn "nhiếp ảnh gia" sử dụng máy du lịch. Sau vài kiểu, người này mời Lan uống nước nhưng cô đã cảnh giác từ chối. Kiếm cớ chuồn khỏi hợp đồng chụp ảnh lạ lùng này, về sau Lan mới được bạn bè cho biết đó là những kẻ chuyên lừa nữ sinh ham làm người mẫu để giở trò. Với chiêu tuyển người mẫu, chúng hoặc sẽ tìm cách trộm đồ, lừa lấy xe. Gặp phải con mồi nào ngây thơ, chúng còn lợi dụng cả thân xác.
Mẩu rao vặt tuyển mẫu chụp ảnh nude được đăng trên mạng.
Chuyện người mẫu ảnh bị lợi dụng sàm sỡ, hoặc lừa đảo không phải là hiếm. Chỉ có điều đa phần các nữ sinh ít dám lên tiếng tố cáo. Cách đây chưa lâu, diễn đàn chuyên về nhiếp ảnh đã "dậy sóng" vì topic nhiều nữ sinh ham làm người mẫu đã bị các "nhiếp ảnh gia" gạ gẫm chụp khỏa thân và định giở trò đồi bại.
Theo bài viết của Pspvn, một người được gọi là "nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh nude" đã chủ động làm quen và đề nghị cô chụp ảnh khỏa thân nhưng bị từ chối. Sau đó, nhiếp ảnh gia này hẹn cô đi uống cà phê và vài hôm sau mời đi ăn tối. Vì có một vài người bạn quen biết nhiếp ảnh gia này nên cô đồng ý.
Trong bữa ăn, hai người uống rượu và cô thấy chóng mặt nên muốn ra về. Anh này ban đầu lấy nhiều lý do để trì hoãn việc chở cô gái về, sau đó lại cố tình đi lòng vòng và nói: "Anh thấy em mệt nên anh muốn tìm chỗ cho em nghỉ…". Cô gái phản ứng dữ dội nên người này đành đưa cô về nhà và bao biện: "Vì thương em nên anh mới thế... cho anh xin lỗi".
Thành viên Shuilian cũng tố "nhiếp ảnh gia" khác lợi dụng khi rủ chụp ảnh. Theo đó, "nhiếp ảnh gia" có ảnh chụp poster một bộ phim nổi tiếng đã mời cô đi chụp ảnh theo phong cách thiên thần, tiên nữ. Anh này nói sẽ chuẩn bị trang phục cho Shuilian, nhưng khi tới nơi thì chỉ có vài tấm vải trắng quấn quanh người giả làm tiên nữ. Trong lúc chụp ảnh, cô còn bị "đụng chạm" và "càng lúc càng quá đáng" đến mức cô bỏ về.
Thậm chí, người này còn tiếp tục gạ gẫm Shuilian chụp ảnh nude bằng lời lẽ khiến nhiều người phải đỏ mặt: "Đường thẳng màu đen chạy dọc bụng của em rất hiếm ai có, mong em giúp giùm anh chụp một tấm ảnh nghệ thuật đó. Lúc gặp em anh mới thấy điểm đặc biệt đó của em, nó rất đẹp, anh rất muốn chụp để gửi đi thi. Mong em giúp anh. Thật tâm đó em!".
Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) vừa công bố tình hình kinh tế xã hội cả nước năm 2012. Theo đó, tình hình xuất nhập khẩu năm nay có nhiều chuyển biến tích cực so với năm ngoái. Cụ thể:
Xuất khẩu hàng hóa: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 12 ước tính đạt 10,4 tỷ USD, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 15% so với năm 2011. Tính chung cả năm 2012, đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011. Nếu loại trừ yếu tố giá tăng 18,9%.
Tỷ lệ xuất khẩu chia theo Khu vực của nền kinh tế
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay chuyển dịch khá mạnh. Khu vực FDI là "đầu tàu" xuất khẩu nhưng việc xuất khẩu chủ yếu thuộc nhóm các mặt hàng gia công, thực thu ít ngoại tệ: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép...
Trong năm 2012, nhiều sản phẩm thuộc nhóm hàng công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh như: Điện tử máy tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 69,1%; điện thoại và linh kiện 12,6 tỷ USD, tăng 97,7%; máy móc, thiết bị phụ tùng 5,5 tỷ USD, tăng 26,9%...
Đáng chú ý là EU vươn lên là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất với kim ngạch đạt 20,3 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2011 và chiếm 17,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Tiếp đến là Hoa Kỳ 19,6 tỷ USD, tăng 15,6% và chiếm 17,1%; ASEAN 17,3 tỷ USD, tăng 27,2%...
Nhập khẩu hàng hoá: Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 12 ước tính đạt 10,6 tỷ USD, tăng 6,5% so với tháng trước và tăng 13% so với năm 2011. Cả năm 2012 đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm trước và đạt thấp nhất kể từ năm 2002 trở lại đây.
Tỷ lệ nhập khẩu chia theo Khu vực của nền kinh tế
Về mặt hàng nhập khẩu năm nay, kim ngạch một số mặt hàng phục vụ gia công, lắp ráp tăng là: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 13,1 tỷ USD, tăng 66,8%; vải đạt 7 tỷ USD, tăng 4,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 3,2 tỷ USD, tăng 7,9%. Cơ cấu kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay cũng có sự thay đổi so với năm 2011, nhóm tư liệu sản xuất ước tính đạt 106,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao nhất với 93,2%, tăng so với mức 90,6% của năm 2011, chủ yếu do tỷ trọng nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng có liên quan đến lắp ráp hàng xuất khẩu tăng từ 29% lên 36,9%.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 28,9 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2011 và chiếm 25,3% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu; tiếp đến là ASEAN đạt 21 tỷ USD, tăng 0,3% và chiếm 18,3%; Hàn Quốc đạt 15,6 tỷ USD, tăng 18,4% và chiếm 13,6%...
Năm 2012 xuất siêu 284 triệu USD và là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu hàng hóa kể từ năm 1993, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức xuất siêu đạt gần 12 tỷ USD, tập trung ở nhóm hàng gia công lắp ráp. Ngược lại, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,7 tỷ USD.