XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA CON NGƯỜI XỨ NGHỆ, Ý CHÍ TỰ CƯỜNG VÀ KHÁT VỌNG VƯƠN LÊN; CHỦ ĐỘNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, ĐƯA NGHỆ AN PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG; ĐẢM BẢO VỮNG CHẮC QUỐC PHÒNG, AN NINH

Thủ tục thi tuyển công chức:

Việc thi tuyển công chức được thực hiện qua hai phần thi đó là:

+ Phần thi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ

Quy định về hai phần thi này được quy định tại Điều 8 Nghị định 24/2010/NĐ-CP như sau:

“1.Môn kiến thức chung: thi viết 01 bài về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng.

2.Môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi viết 01 bài và thi trắc nghiệm 01 bài về nghiệp vụ chuyên ngành theo yêu cầu của vị trí việc làm.”

Ngoài hai phần thi này ra, người thi tuyển công chức cần thi tuyển phần ngoại ngữ và tin học. Quy định về hình thức và thủ tục thi tin học và ngoại ngữ cũng được quy định như sau:

“Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ hoặc tin học, môn thi nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định hình thức và nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Trong trường hợp này, người dự tuyển không phải thi môn ngoại ngữ quy định tại khoản 3 hoặc môn tin học văn phòng quy định tại khoản 4 Điều này.”

Các bước thi tuyển công chức gồm những gì?

Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn về quy trình giải quyết tuyển dụng cán bộ công chức và phải qua những trình tự như thế nào theo từng bước ra sao? Cơ sở pháp lí? Mong nhận được sự tư vấn từ luật sư. Tôi chân thành cảm ơn!

Căn cứ Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 có đưa ra khái niệm về cán bộ, công chức như sau:

“1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước’; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Theo đó, quy trình tuyển dụng chỉ áp dụng đối với công chức, còn cán bộ sẽ thông qua bầu cử, phê chuẩn, bộ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Nhà nước mà không áp dụng tuyển dụng đối với cán bộ. Quy trình tuyển dụng công chức sẽ được thực hiện theo trình tự tại Nghị định 24/2010/NĐ-CP như sau:

Trước tiên, Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thông báo tuyển dụng công chức và tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng công chức theo quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2010/NĐ-CP:

“1. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển.

2. Thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Chậm nhất 07 ngày trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải lập danh sách người đủ điều kiện dự tuyển và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc.”

Bước thứ hai, người đứng đầu cơ quan tuyển dụng công chức thực hiện thành lập Hội đồng tuyển dụng hoặc giao bộ phận tổ chức cán bộ thực hiện tổ chức tuyển dụng theo quy định tại Điều 16 Nghị định 24/2010/NĐ-CP.

“1. Khi hết thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định việc thành lập Hội đồng tuyển dụng để tổ chức tuyển dụng. Trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức giao bộ phận tổ chức cán bộ thực hiện.

2. Bộ Nội vụ ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức.”

Bước thứ ba, sau khi thi tuyển công chức, có kết quả thi tuyển thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải niêm yết công khai kết quả thi tuyển, sau thời gian niêm yết công khai kết quả thi tuyển cũng như phúc khảo kết quả thi tuyển thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức và gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo quy định tại Điều 17 Nghị định 24/2010/NĐ-CP:

“1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển của Hội đồng tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, danh sách dự kiến người trúng tuyển tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức; gửi thông báo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định tại khoản này.

3. Sau khi thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức; gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký, nội dung thông báo phải ghi rõ thời gian người trúng tuyển đến nhận quyết định tuyển dụng.”

Bước thứ tư, dựa trên kết quả trúng tuyển, ngường đứng đầu cơ quan tuyển dụng sẽ thực hiện sẽ ra quyết định tuyển dụng công chức theo quy định tại Điều 18 Nghị định 24/2010/NĐ-CP:

“1. Căn cứ thông báo công nhận kết quả trúng tuyển quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định tuyển dụng công chức.

2. Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng vào công chức phải đến cơ quan nhận việc, trừ trường hợp quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác. Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức có lý do chính đáng mà không thể đến nhận việc thì phải làm đơn xin gia hạn trước khi kết thúc thời hạn nêu trên gửi cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức. Thời gian xin gia hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận việc quy định tại khoản này.

3. Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức không đến nhận việc sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng.”

Sau đó, người trúng tuyển công chức sẽ có một thời gian để tập sự. Sau khi hoàn thành chế độ tập sự thì người trúng tuyến công chức sẽ được bổ nhiệm vào ngạch công chức.

-Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018

Trường Đại học Sài Gòn thông báo tuyển dụng viên chức năm 2021 như sau:

1. Số lượng, yêu cầu các vị trí việc làm cần tuyển

Có chứng chỉ tiếng Anh tương đương IELTS từ 5.5 trở lên

Có bằng Đại học trở lên các ngành: Luật, Quản lý giáo dục

Có bằng Đại học trở lên ngành Tài chính

Có bằng Đại học trở lên các ngành: Luật, Quản lý giáo dục

Trường Tiểu học Thực hành Đại học Sài Gòn

Đại học ngành Giáo dục tiểu học

Trường hợp có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp (không thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc giáo viên THPT) phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học hoặc giáo viên THPT theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trường Trung học Thực hành Sài Gòn

Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao

Ngoài các tiêu chuẩn chuyên môn theo bảng nhu cầu, ứng viên đăng ký các vị trí việc làm phải đáp ứng thêm các tiêu chuẩn sau:

1.1. Đối với vị trí Chuyên viên:

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch Chuyên viên.

- Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

- Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (ứng viên được nộp các chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C để thay thế chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản).

Trường hợp ứng viên có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ, tin học (có phụ lục văn bằng xác nhận trình độ ngoại ngữ, tin học do cơ sở đào tạo chuyên môn cấp).

- Chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam được cấp sau ngày 15/5/2019 phải theo danh mục các đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ do Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.

- Chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 06/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C) phải được cấp trước ngày 15/01/2020.

- Chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C được cấp trước ngày 10/8/2016 được công nhận tương đương chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.

1.2. Đối với vị trí Giáo viên Tiểu học: Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên Tiểu học (hạng III).

1.3. Đối với vị trí Giáo viên THPT: Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên THPT (hạng III).

Trường hợp đến thời điểm nộp hồ sơ, người dự tuyển chưa có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch Chuyên viên, chứng chỉ bồi dưỡng Giáo viên Tiểu học (hạng III) và Giáo viên THPT (hạng III) thì vẫn được nộp hồ sơ dự tuyển và phải bổ sung chứng chỉ trong vòng 12 tháng kể từ ngày ứng viên được tuyển dụng.

Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:

a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

b) Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;

đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;

e) Đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;

g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do Trường xác định.

* Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức

a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.

3. Đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức

a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;

b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;

c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.

Trường hợp người dự tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên nêu trên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.

Người đăng ký dự tuyển viên chức nộp 01 Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP vào 01 vị trí việc làm; người đăng ký dự tuyển viên chức phải khai đầy đủ các nội dung yêu cầu trong Phiếu đăng ký dự tuyển tính đến thời điểm nộp Phiếu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung kê khai trong Phiếu.

* Lưu ý: Ứng viên chỉ được đăng ký dự tuyển vào 01 vị trí việc làm, nếu đăng ký dự tuyển từ 02 vị trí việc làm trở lên sẽ bị xóa tên trong danh sách dự tuyển hoặc hủy kết quả xét tuyển. Hồ sơ đăng ký dự tuyển không hoàn trả lại.

Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua hình thức xét tuyển gồm 02 vòng:

- Vòng 1: Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.

- Vòng 2: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển bằng một trong ba hình thức: phỏng vấn, thực hành, thi viết.

6. Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ

- Ứng viên đăng ký xét tuyển viên chức gửi bản scan hồ sơ vào địa chỉ email: [email protected] hoặc qua đường bưu điện: Từ ngày 26 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 24 tháng 8 năm 2021.

+ Sáng: 08 giờ 00 đến 11 giờ 30.

+ Chiều: 14 giờ 00 đến 17 giờ 00.

- Địa điểm nộp hồ sơ: Phòng Tổ chức Cán bộ - Trường Đại học Sài Gòn; phòng HB.203, HB.204, địa chỉ số 273 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, điện thoại (028)38.352.314./.

Mẫu phiếu đăng kí dự tuyển - Tải tại đây