Triều Tiên Đưa Quân
(PLO)- Truyền thông Triều Tiên lần đầu tiên đưa tin về vụ việc thiết quân luật ở Hàn Quốc và những diễn biến liên quan sau đó, bao gồm động thái luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol.
Triều Tiên triển khai quân đội như thế nào?
Lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên tại căn cứ huấn luyện ở địa điểm không xác định - Ảnh: AFP/KCNA
Phần lớn quân đội Triều Tiên được triển khai gần khu vực phi quân sự (DMZ) dài 248km phân chia hai miền Triều Tiên.
KPA đã tìm cách bù đắp cho những hạn chế bằng cách tập trung vào các năng lực phi đối xứng. Đó là các lực lượng đặc nhiệm, các loại vũ khí hóa học, sinh học và pháo binh.
Sự phát triển tên lửa đạn đạo hạt nhân của Bình Nhưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong tư duy chiến lược của nước này.
Triều Tiên cho biết kho vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân là cần thiết để chống lại các mối đe dọa từ Mỹ và các đồng minh của Washington, những bên đã tham chiến trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Theo Sách trắng của Hàn Quốc, 6.800 binh sĩ tác chiến mạng của KPA đang phát triển các công nghệ mới để tăng cường lực lượng không gian mạng của Triều Tiên.
Theo ấn bản The World Factbook của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA), từ năm 2010 đến năm 2020, chi tiêu quân sự ước tính chiếm 20-30% GDP hằng năm của Triều Tiên.
Vào tháng 1 vừa qua, Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ chi gần 16% ngân sách cho quốc phòng.
Một số hình ảnh về lực lượng và năng lực quân sự của Triều Tiên:
Ông Kim Jong Un thị sát cơ sở làm giàu uranium, nhưng không rõ thời gian và địa điểm. Ảnh được truyền thông Triều Tiên công bố ngày 13-9 - Ảnh: RODONG SINMUN
Ảnh do KCNA công bố vào năm 2023 cho thấy ông Kim Jong Un đến thăm lực lượng không quân - Ảnh: KCNA
Một buổi huấn luyện của lực lượng pháo binh do nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hướng dẫn được tổ chức vào ngày 18-3 - Ảnh: REUTERS
Cuộc duyệt binh ở Triều Tiên - Ảnh: REUTERS
Ông Kim Jong Un đến thăm một cơ sở sản xuất quốc phòng ở Triều Tiên vào tháng 5-2024 - Ảnh: AFP/KCNA
Ông Kim Jong Un và con gái theo dõi vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasongpho-18 vào năm 2023 - Ảnh: AFP/KCNA
Theo ước tính, Triều Tiên có nguyên liệu để sản xuất hơn một 100 vũ khí hạt nhân. Nước này sở hữu công thức sản xuất bom hạt nhân bằng uranium hoặc plutonium- nguyên liệu chính để tạo ra phân hạch- thành phần cốt lõi của vũ khí hạt nhân.
Các quan chức tình báo Mỹ ước tính vào năm 2017, Triều Tiên có đủ nguyên liệu phân hạch để sản xuất tới 60 loại vũ khí hạt nhân và 12 loại bổ sung mỗi năm. Với tốc độ đó, Triều Tiên có thể có đủ nguyên liệu phân hạch cho hơn 100 vũ khí hạt nhân vào năm 2022 và mức dự trữ khoảng 200 vào năm 2027.
Từ tháng 10/2006, Triều Tiên đã tiến hành 6 vụ thử hạt nhân. Dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Un (2011-nay), chương trình hạt nhân đã tăng tốc rõ rệt. Chủ tịch Kim đã trực tiếp chỉ đạo 4 vụ thử tên lửa hạt nhân và 160 vụ thử tên lửa, vượt xa số vụ thử được thực hiện trước đây.
Vào năm 2018, sau hội nghị thượng đỉnh với Mỹ và Hàn Quốc, Triều Tiên đã đóng cửa địa điểm sản xuất nguyên liệu hạt nhân tại khu liên hợp lò phản ứng Yongbyon. Tuy vậy, tháng 8/2021, báo cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho thấy Triều Tiên đã bắt đầu sản xuất nguyên liệu phân hạch tại Yongbyon.
Vào giữa năm 2022, hình ảnh vệ tinh cho thấy việc xây dựng đã tiến triển. IAEA bày tỏ lo ngại rằng Triều Tiên đang chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân lần thứ bảy.
Triều Tiên đã thử nghiệm hơn 100 tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, bao gồm tên lửa tầm ngắn, tầm trung, tầm xa, xuyên lục địa và tên lửa phóng từ tàu ngầm. Trong đó, Bình Nhưỡng đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vào tháng 7 và tháng 11/2017.
Đặc biệt, trong vụ thử tháng 11/2017, tên lửa ICBM Hwasong-15 đã đạt độ cao 4.475km, vượt xa Trạm Vũ trụ Quốc tế, và bay khoảng 1.000km trước khi hạ cánh xuống vùng biển ngoài khơi Nhật Bản.
Các nhà phân tích ước tính Hwasong-15 có tầm bắn tiềm năng là 13.000km và nếu được bắn theo quỹ đạo phẳng hơn, Hwasong-15 có thể vươn tới bất cứ đâu trên lãnh thổ Mỹ.
Trước những tín hiệu tích cực ngoại giao năm 2017, Bình Nhưỡng đã ngừng thử nghiệm tên lửa, nhưng quay trở lại từ giữa năm 2019.
Kể từ đó, Triều Tiên đã phát triển một số tên lửa đạn đạo mới. Trong cuộc duyệt binh vào tháng 10/2020, Bình Nhưỡng lần đầu công bố một ICBM lớn hơn Hwasong-15, được cho có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân hoặc mồi nhử để gây nhầm lẫn cho các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Pukkuksong-4 cũng được trưng bày vào tháng 10/2020 và "hậu duệ" Pukkuksong-5, đã được công bố vào tháng 1/2021. Các chuyên gia ước tính Pukkuksong-5 có tầm bắn khoảng 3.000km, hoàn toàn tấn công được đảo Guam của Mỹ.
Vào tháng 3/2022, Triều Tiên lần đầu tiên bắn thử tên lửa đạn đạo Hwasong-17 kể từ năm 2017. Đây là ICBM lớn nhất của nước này và có tầm bắn ước tính 15.000km.
Bình Nhưỡng cũng đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm ngắn chạy bằng nhiên liệu rắn, phát triển một công nghệ giúp tên lửa dễ vận chuyển và phóng nhanh hơn. Ngoài ra, Triều Tiên còn thử nghiệm một tên lửa hành trình tầm xa cơ động hơn, có thể làm thất bại các hệ thống phòng thủ tên lửa nếu được phóng song song với tên lửa đạn đạo.
Từ đầu năm 2022 đến nay, Triều Tiên đã phóng thử hơn 30 tên lửa, phá kỷ lục về số lần phóng trong bất kỳ năm nào. Chỉ dấu này cho thấy Bình Nhưỡng không có ý định tham gia tiến trình ngoại giao với Washington.
Về năng lực chiến tranh quy ước
Quân đội của Triều Tiên lớn thứ 4 trên thế giới, với gần 1,3 triệu quân nhân thường trực, chiếm khoảng 5% tổng dân số và hơn 600.000 quân dự bị.
Bộ Ngoại giao Mỹ ước tính rằng, Bình Nhưỡng đã dành trung bình 4 tỷ USD/năm cho quân đội từ năm 2009-2019, chiếm gần 1/4 GDP của Triều Tiên.
Theo báo cáo năm 2021 của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, (Anh), quân đội Triều Tiên có khoảng 550 máy bay có khả năng chiến đấu, 290 trực thăng, 400 tàu chiến, 280 tàu đổ bộ, 70 tàu ngầm, 4.000 xe tăng, 2.500 xe bọc thép và 5.500 bệ phóng tên lửa.
Có thể thấy, kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un lên nắm quyền, Triều Tiên đã quyết đoán hơn trong việc phát triển năng lực quân đội và các biện pháp trừng phạt dường như chỉ củng cố thêm ý chí của Bình Nhưỡng.
Dù có nhiều nỗ lực ngoại giao trong quá khứ, nhưng tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên vẫn là tương lai xa vời.
Quân số lực lượng đặc biệt đứng đầu thế giới
Nhật báo Ilbo lớn nhất của Hàn Quốc cho biết, từ năm 2006 đến nay, Lực lượng đặc biệt (LLĐB) của quân đội Triều Tiên đã phát triển một bước dài, quân số tăng 50%, từ 12 vạn lên 18 vạn, đồng thời tiến hành tăng cường huấn luyện tác chiến tập kích ban đêm, tác chiến vùng rừng núi và thành phố...
Giới phân tích Hàn Quốc cho rằng, Triều Tiên mở rộng biên chế LLĐB quy mô lớn là có tham khảo cuộc chiến của Mỹ trên chiến trường Iraq và Afghanistan, nếu chiến tranh nổ ra, thời kỳ đầu LLĐB Triều Tiên sẽ nhanh chóng triển khai lực lượng, hình thành thế trận cài răng lược, trà trộn cùng với quân đội hai nước Hàn Quốc và Mỹ, khiến quân Mỹ, Hàn rất khó sử dụng lực lượng không quân mạnh để tiến hành công kích, từ đó triệt tiêu ưu thế về vũ khí thông thường của đối phương và bảo tồn được binh lực của mình.
Giới phân tích Nhật Bản cho rằng, Triều Tiên tăng cường năng lực tác chiến, lấy tác chiến đặc biệt là đại diện, sẽ có hiệu quả tránh được ưu thế về trang bị vũ khí của lực lượng thông thường quân đội hai nước Mỹ - Hàn. Tương lai nếu nổ ra đối đầu quân sự Triều - Hàn, biện pháp này của Triều Tiên có thể có hiệu quả tạo ra sự kiềm chế đối phương...
Hãng thông tấn Pháp bình luận, quân đội nhân dân Triều Tiên đang duy trì một LLĐB lớn nhất trên thế giới, nhiệm vụ mà lực lượng này đảm nhiệm mang tính quyết định thắng bại của quân đội Triều Tiên. Khác với LLĐB của các nước khác, LLĐB Triều Tiên là lực lượng tác chiến cơ bản, luôn kề vai sát cánh tác chiến với lực lượng chính quy quân đội. Trong "Chiến lược Nam tiến tập kích bất ngờ" của Triều Tiên, LLĐB Triều Tiên đóng vai trò rất quan trọng.
"Con dao nhọn" của quân đội nhân dân Triều Tiên
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, thế giới đã biết tiếng tăm của LLĐB Triều Tiên, là một lực lượng vũ trang đầy sắc thái thần bí. LLĐB Triều Tiên chủ yếu thực hiện trinh sát địch hậu, hoạt động đột kích và phá hoại, hiệp trợ cho hoạt động của cơ quan tình báo, phản gián.
Cơ quan chỉ huy cao nhất của LLĐB Triều Tiên là Bộ Quốc phòng. LLĐB hợp thành gồm 3 bộ phận: Bộ binh trang bị nhẹ, lực lượng trinh sát, lực lượng bắn tỉa.
Mỗi một chi đội của LLĐB có thể được gọi là "con dao nhọn" của quân đội nhân dân Triều Tiên.
So sánh với LLĐB của các nước khác, trang bị vũ khí của LLĐB Triều Tiên nói chung là bình thường, nhưng vũ khí tinh thần thì mãnh liệt không gì có thể so sánh. Được biết, các thành viên của LLĐB Triều Tiên đều được tuyển chọn từ các binh sĩ chính quy đã và đang phục vụ trong quân đội từ 4-7 năm, về chính trị tuyệt đối tin cậy.
Sau khi được chọn vào LLĐB, họ tiếp tục được huấn luyện các nội dung đặc biệt với yêu cầu nghiêm khắc, để trở thành con người có bản lĩnh siêu cường, có kỹ năng quân sự đặc biệt.
Dùng "hỗn hợp chiến" để đối phó với đối phương
Giới phân tích quân sự cho rằng, Triều Tiên tiến hành đẩy mạnh xây dựng LLĐB quy mô lớn là để phát huy ưu thế chiến thuật tác chiến phi thông thường trong chiến tranh, từ đó sẽ bổ sung sự yếu kém và không đầy đủ về trang bị vũ khí của lực lượng thông thường.
Thực tế, tình hình chiến trường Iraq và Afghanistan đã cho thấy, tác chiến phi thông thường đúng là điều khó ứng phó của quân Mỹ. Trong tương lai, chắc chắn quân Mỹ sẽ không tránh khỏi phải đối mặt với một loại chiến tranh kiểu hỗn hợp - chiến tranh thông thường và chiến tranh phi thông thường cùng tồn tại.
Các chuyên gia quân sự cho rằng, Triều Tiên có tiềm lực mạnh phát động "Hỗn hợp chiến"; nếu chiến tranh nổ ra, cùng với lực lượng pháo binh hùng hậu và lực lượng tên lửa đạn đạo của mình, Triều Tiên có thể thực thi tiến công hỏa lực có hiệu quả vào các mục tiêu đối phương.
Con trai Chủ tịch Kim làm Giám đốc Cục An ninh quốc gia
Đối với CHDCND Triều Tiên và thế giới, Kim Jong-un (hay Woo) vẫn còn là một bí ẩn. Sau khi được cha bổ nhiệm, hiện nay Kim Jong-un chính thức làm Giám đốc Cục An ninh quốc gia đầy quyền lực. Và theo dư luận, trong tương lai, Kim Jong-un sẽ thay thế cha trở thành người đứng đầu CHDCND Triều Tiên.
Loan tin này đầu tiên vào ngày 24/6 vừa qua là nhật báo Donga Ilbo của Hàn Quốc. Kế đến một số báo Trung Quốc và nước ngoài đều đồng loạt đưa tin, bài và hình ảnh về Kim Jong-un - một con người rất bí ẩn đối với Triều Tiên và cả thế giới. Nhân khi Bình Nhưỡng kỷ niệm 15 năm ngày mất của Chủ tịch Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) vào hôm 8/7 vừa qua khi có sự xuất hiện lần thứ nhất của Kim Jong-il sau các đồn đoán về việc ông bị bệnh, báo chí trong và ngoài nước lại được dịp có bài phân tích về Kim Jong-un - nhân vật bí hiểm sau này sẽ là người đứng đầu Đảng và Nhà nước Triều Tiên.
Chủ tịch Kim có 3 người con - tất cả đều học tại Thụy Sĩ. Theo Reuters, Kim Jong-un một lòng theo sự nghiệp của cha. Mẹ cậu vốn là một người Triều Tiên gốc Nhật tên Ko Young-hee, giáo viên dạy vũ đạo.
Năm 11 tuổi, sau khi mẹ mất, Kim Yong-un được cha gửi đến Thụy Sĩ học ở Trường quốc tế Berne tại thủ đô Berne. Lớn lên, Kim Yong-un thông thạo 3 ngoại ngữ Anh, Pháp, Đức, từ thời trung học đã thích trượt tuyết và học ngoại ngữ. Theo báo chí, vào tháng 3/2009, Kim Jong-un đã được cha dẫn đến thăm trụ sở của Cục An ninh quốc gia - Cơ quan Tình báo của Triều Tiên.
Năm nay 28 tuổi, theo báo Donga Ilbo, Kim Jong-un đã được cha yêu cầu các vị lãnh đạo trong cơ quan tình báo bảo vệ cũng như đã từng bảo vệ mình. Vào tháng 6/2009, trong khi đến thăm một trường đại học chuyên đào tạo những điệp viên, ông Kim cũng đã có những phát biểu về việc Kim Jong-un và cũng đề nghị đơn vị này cần phải bảo vệ cậu một cách chu đáo.
Cục An ninh quốc gia là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ các cơ quan chính phủ, quân đội và người dân, đồng thời đảm nhận việc thực hiện những nhiệm vụ tình báo quốc nội và quốc ngoại. Việc bổ nhiệm Kim Jong-un làm Giám đốc Cục An ninh là một hành động từng bước chuẩn bị cho việc kế vị sau này của Chủ tịch Kim.
Theo các nhà quan sát, việc "gửi gắm" Kim Yong-un với một số tướng lĩnh trong ngành công an, tình báo và quân đội, có lẽ là bởi Kim Jong-un tuổi còn nhỏ, Chủ tịch Kim Jong-il muốn con trai sau này có một chỗ dựa vững chắc.
Chủ tịch Kim Jong-il nay đã 67 tuổi, sức khỏe lại yếu sau cú đột quị vào mùa hè năm 2008, lo tìm người kế vị là điều tất yếu. Nhân kỷ niệm 15 năm lãnh tụ Kim Il-sung qua đời, báo chí Triều Tiên và thế giới một lần nữa lại đăng tin bài về việc Kim Jong-un đã được cha chọn làm người kế vị và hy vọng sẽ đảm đương được trọng trách đã được cha giao phó
TTCT - Cuộc đôi co giữa CHDCND Triều Tiên với Hàn Quốc và Mỹ đã kéo dài gần ba tuần. Tất cả diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên đang cần hồi phục kinh tế - xã hội hậu COVID.