9 Đào Duy Anh, Quận Đống Đa, Hà Nội

Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (GIC/AHK Vietnam)

33 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 31-12, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, nhiệm kỳ 2021-2026.

Đại hội đã thống nhất sửa đổi tên “Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam” thành “Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam”.

Việc sửa đổi tên xuất phát từ việc thực hiện các chỉ đạo của Ban Bí thư, trên cơ sở rà soát các quy định pháp luật liên quan, đặc biệt là các văn bản pháp luật mới và đánh giá thực tiễn thực hiện Điều lệ 2016, VCCI nhận thấy cần thiết phải sửa đổi Điều lệ này, trong có đó việc sửa đổi tên tiếng Việt của VCCI.

Đại hội đã thống nhất đổi tên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thành thành Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Tại đại hội, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng SEABANK, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG, Uỷ viên Ban chấp hành VCCI, đã báo cáo về việc sửa đổi Điều lệ 2016 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Về tên gọi tiếng việt của VCCI, theo Điều lệ 2016, tên tiếng Việt của VCCI là "Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam". Đây là quy định tiếp nối quy định tại các Điều lệ trước đó của VCCI từ khi thành lập (27-4-1963), được dịch chính xác từ cụm từ phổ biến trong tiếng Anh là "Chamber of Commerce and Industry".

Tuy nhiên, trong tiếng Việt hiện đại, chữ "Phòng" trong tên tiếng Việt của VCCI lại mang nhiều ngữ nghĩa khác nhau, trong đó có cách hiểu nhầm lẫn rằng đây là một bộ phận, một đơn vị thuộc hệ thống quản lý Nhà nước. Theo chỉ đạo của Ban Bí thư, tên gọi tiếng Việt của VCCI cần thiết phải được sửa đổi cho phù hợp.

Qua nghiên cứu, khảo sát lấy ý kiến hội viên, chuyên gia, cụm từ "Liên đoàn" được đề xuất thay thế cho từ "Phòng" trong tên tiếng Việt mới của VCCI.

Cụm từ "Thương mại và Công nghiệp Việt Nam" được giữ nguyên trong tên gọi tiếng Việt mới của VCCI nhằm bảo đảm sự tiếp nối liền mạch, không gián đoạn của VCCI trong tất cả các vấn đề. Tên gọi tiếng Anh (Vietnam Chamber of Commerce and Industry) và tên viết tắt (VCCI) vẫn được giữ nguyên, không thay đổi trong Điều lệ mới.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của VCCI xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: Chủ động, tích cực tham gia xây dựng pháp luật, chính sách, thúc đẩy thuận lợi hóa môi trường kinh doanh; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; tăng cường hoạt động kết nối, hỗ trợ phát triển hiệp hội doanh nghiệp và hội viên; phát triển đội ngũ doanh nhân, tiên phong thúc đẩy xây dựng hóa kinh doanh Việt Nam; tăng cường kết nối và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế và đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của VCCI.

Đồng thời, 3 đột phá chiến lược cũng được đưa ra trong Đại hội gồm: Thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi; tiên phong xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam và Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Với quan điểm định hướng hoạt động của VCCI phải đồng bộ với định hướng phát triển của đất nước, Đại hội sẽ đưa ra Tầm nhìn của VCCI là: Doanh nghiệp vững mạnh - Quốc gia thịnh vượng; sứ mệnh của VCCI là liên kết, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp bền vững, văn minh, hội nhập và ngang tầm thế giới, cùng phấn đấu xây dựng Việt Nam đến năm 2045 trở thành quốc gia phát triển, phồn vinh, hạnh phúc.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành khóa VII gồm 93 ủy viên, đại diện cho gần 200 ngàn doanh nghiệp, trên 220 hiệp hội doanh nghiệp hội viên trên toàn quốc.

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI, nhấn mạnh: Đại hội xác định nhiệm kỳ tới và giai đoạn phát triển mới của đất nước sẽ đầy thách thức, cam go với những biến động khó lường mà Covid-19 có thể mới chỉ là sự khởi đầu, do vậy VCCI cần có sự đổi mới từ tầm nhìn đến nội dung, phương thức hoạt động để nâng cao vai trò, hiệu quả, xứng đáng là tổ chức đại diện quốc gia, là chỗ dựa của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Logo Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam

Cung cấp Dịch vụ Tư vấn Hỗ trợ Doanh nghiệp

Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại nước ngoài cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp tới các doanh nghiệp cả hai nước Đức và Việt nam, cung cấp thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác, địa điểm đầu tư, chiến lược kinh doanh và các dịch vụ hỗ trợ khác dành cho Doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận và gia nhập thị trường.

Thông tin cơ bản về Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam

Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (GIC/AHK) được thành lập từ năm 1993, là đại diện cho Hiệp hội các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK) có trụ sở tại Berlin, với vai trò thúc đẩy mối quan hệ thương mại song phương giữa hai quốc gia Đức và Việt Nam.

AHK hỗ trợ hơn 700 doanh nghiệp Đức và hơn 800 doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm kiếm thông tin thị trường và đối tác, cơ hội đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam và Đức.

Mạng lưới các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại nước ngoài có mặt tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ với 140 văn phòng đại diện, có vai trò làm cầu nối và hỗ trợ Doanh nghiệp Đức phát triển xuất khẩu và mở rộng đầu tư ra nước ngoài.

Thông tin địa chỉ Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam

Địa chỉ: Tòa nhà Ngôi nhà Đức, Lầu 4, 33 Lê Duẩn, Quận 1, TP HCM, Việt Nam

Địa chỉ: Lotte Center Hà Nội, Tòa Đông, Lầu 18, Phòng 1803-1804, 54 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Website: https://vietnam.ahk.de/vn/

Đại diện cho Kinh tế Đức tại Việt Nam

Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại nước ngoài hỗ trợ nền ngoại thương của Đức, đại diện cho tiếng nói và lợi ích của Doanh nghiệp Đức tại nước sở tại, đồng thời quảng bá về môi trường đầu tư và kinh doanh của Đức tại nước sở tại.

Cộng đồng Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA Việt Nam)

Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại nước ngoài còn là đại diện cho tiếng nói của cộng đồng các nhà đầu tư Đức tại nước sở tại. Hiện tại ở Việt Nam, chức năng này do Hiệp hội các Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam đảm nhận (GBA Việt Nam)