Pháp Luật Nhật Bản Đối Với Thực Tập Sinh
Trước khi chính thức có mặt tại công ty, doanh nghiệp tiếp nhận để làm việc theo đúng hợp đồng đã được ký kết. Các thực tập sinh Nhật Bản phải dành 1 tháng để học tập tại Nghiệp đoàn. Tại đây, người lao động sẽ được Nghiệp đoàn
HỒ SƠ DỰ TUYỂN CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP KỸ NĂNG NHẬT BẢN
– Sơ yếu lý lịch có dán ảnh, xác nhận của địa phương
– CMTND, Giấy khai sinh, hộ khẩu, bằng tốt nghiệp cấp cao nhất: bản phô tô công chứng
– Giấy xác nhận dân sự, xác nhận tình trạng hôn nhân
Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản, các bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Ở Nhật Bản, ngày 23/11 được chọn là ngày Lễ Tạ ơn Lao động
3. 4 điều cần biết về chương trình tuyển kỹ sư Nhật Bản
Chương trình tuyển kỹ sư đi Nhật hiện đang thu hút số lượng lao động có trình độ chuyên môn tại Việt Nam. Đặc biệt là những lao động đã tốt nghiệp cao đẳng chính quy, đại học trở lên và thực tập sinh về nước đúng hạn. Bởi mức lương cơ bản cao, ổn định, chế độ đãi ngộ tốt. Đặc biệt là có cơ hội được định cư lâu dài tại Nhật và bảo lãnh người thân sang Nhật sinh sống và làm việc. · Điều kiện đi kỹ sư Nhật Bản mới nhất 2023 – Giới tính: Nam – Độ tuổi tham gia dưới 35 tuổi – Yêu cầu trình độ học vấn: Tốt nghiệp cao đẳng chính quy, đại học trở lên – Chuyên ngành: Công nghệ thông tin, cơ khí, chế tạo máy – Có khả năng giao tiếp thành thạo bằng Tiếng nhật hoặc Tiếng anh – Đủ điều kiện sức khỏe làm việc tại Nhật – Có lý lịch rõ ràng, không mắc các tiền án tiền sự theo quy định của pháp luật VN – Thực tập sinh về nước có thể tham gia chương trình kỹ sư đi Nhật. Với điều kiện: + Đã về nước ít nhất 1 năm trước khi quay trở lại Nhật + Trong quá trình sinh sống và làm việc tại Nhật Bản không vi phạm pháp luật tại Nhật + Có bằng tốt nghiệp cao đẳng chính quy, đại học trở lên + Giao tiếp thành thạo tiếng Nhật · Chế độ phúc lợi khi đi đơn hàng kỹ sư Nhật Bản – Visa không giới hạn thời gian tại Nhật Bản – Sau 6 tháng làm việc tại Nhật, công việc ổn định là được bảo lãnh người thân sang làm việc và sinh sống – Chế độ được hưởng như kỹ sư người Nhật – Được đóng bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí,… – Mức lương cơ bản khoảng 18 man trở lên (tương đương khoảng 36 triệu đồng trở lên) – Một ngày làm 8 tiếng. Giờ làm việc từ 09:00 đến 18:00 (nghỉ giải lao 60 phút) – Ngày nghỉ: Chủ nhật hàng tuần và các ngày lễ tết trong năm theo phong tục của Nhật Bản · Chi phí đi kỹ sư Nhật Bản Về chi phí đi Nhật theo dạng kỹ sư sẽ phụ thuộc vào từng đơn hàng kỹ sư đi Nhật cụ thể. Đơn hàng khác nhau sẽ có chi phí khác nhau. Chính vì vậy, khi bạn có dự định đăng ký đơn hàng kỹ sư đi Nhật nào đó, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ các khoản cần phải nộp và thông tin cụ thể của đơn hàng đó. Riêng đối với các bạn đăng ký tham gia chương trình kỹ sư Nhật Bản tại JVNET thì hầu hết các bạn sẽ được MIỄN chi phí. Ngoài ra, bạn chỉ cần chi trả các khoản liên quan đến làm hồ sơ và khám sức khỏe. Đặc biệt, các bạn còn có cơ hội chọn được công việc TỐT với đa dạng ngành nghề, mức lương cao tới 50 triệu/tháng. · Hồ sơ kỹ sư Nhật Bản Để hoàn thiện hồ sơ kỹ sư đi Nhật, các ứng viên tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản kỹ sư cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ sau: – CV tiếng Nhật – Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của địa phương – Giấy khai sinh, chứng minh thư, sổ hộ khẩu và bằng tốt nghiệp: bản photo công chứng (01 bản) – Bảng điểm và bằng tốt nghiệp cấp cao nhất: bản photo công chứng (01 bản) – Ảnh thẻ: số lượng 06 chiếc 4×6. Lưu ý ảnh thẻ: nền trắng, áo sơ mi trắng, đầu tóc gọn gàng, thắt cavat
• ĐIỀU KIỆN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG NHẬT BẢN
– Trình độ học vấn: Tốt nghiệp cấp 2 trở lên
Nam:cao từ 1,60m trở lên, nặng từ 50kg trở lên
Nữ: cao từ 1,48m trở lên, nặng từ 40kg trở lên
– Có sức khỏe tốt, không có dị tật, không mắc các bệnh truyền nhiễm, HIV…
– Chưa từng tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản, chưa từng xin visa vào Nhật Bản.
– Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm theo ngành nghề đăng ký tham gia tại chương trình thực tập sinh kỹ năng.
Nên hiểu như thế nào về Nghiệp đoàn?
Nghiệp đoàn trong xuất khẩu lao động Nhật Bản là một tổ chức hoạt động chuyên biệt. Đại diện cho quyền lợi của người lao động trong suốt quá trình sinh sống và làm việc ở đất nước mặt trời mọc. Nghiệp đoàn được thành lập trên cơ sở sự kết hợp giữa người lao động và Bộ lao động Nhật Bản. Với nhiệm vụ chính chính là hỗ trợ, bảo vệ mọi quyền lợi chính đáng, mọi lợi ích hợp pháp của người lao động. Hạn chế tối đa tình trạng bất công trong lao động, đảm bảo công bằng về chế độ đãi ngộ, thu nhập cũng như điều kiện làm việc… Vậy nên, nếu gặp khó khăn khi làm việc ở Nhật, hãy tìm đến Nghiệp đoàn để được giúp đỡ.
2.Vai trò của Nghiệp đoàn đối với các thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản là gì?
Có thể khẳng định rằng, khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản. Cho dù công ty mà bạn lựa chọn đồng hành là công ty có quy mô lớn hay nhỏ, nằm ở khu vực Bắc, Trung hay Nam. Thì cả công ty lẫn người lao động đều phải có và thông qua Nghiệp đoàn. Bởi vì nó đóng vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với lao động trong nước mà còn thúc đẩy sự phát triển của việc tuyển dụng lao động ngoài nước.
Đó cũng chính là lý do vì sao, khi tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản, người lao động được thường xuyên tiếp xúc với Nghiệp đoàn. Đồng thời, trong quá trình làm việc ở đây, nếu phát sinh vấn đề gì không thể giải quyết. Thì Nghiệp đoàn chính là đơn vị, tổ chức đầu tiên giải quyết những vướng mắc cho lao động. Vậy nên có thể nói rằng, Nghiệp đoàn là một tổ chức rất đặc biệt.
Nếu từng được tiếp xúc, làm việc tại Nghiệp đoàn, bạn sẽ biết được vai trò chính của tổ chức này. Cụ thể như sau:
- Quản lý người lao động.
Chính vì không sáng suốt trong việc lựa chọn đơn hàng cũng như công ty, xí nghiệp. Mà đã có khá nhiều lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc hay bỏ cuộc giữa chừng và trở về nước. Hành động bỏ trốn khỏi nơi làm việc đồng nghĩa với việc hợp đồng mà người lao động ký kết với phía tuyển dụng Nhật Bản đã bị phá vỡ. Để hạn chế hay có thể chấm dứt tình trạng này, Nghiệp đoàn chính là đơn vị có trách nhiệm lớn nhất. Và trách nhiệm đó được thể hiện trước hết ở việc, Nghiệp đoàn đã quản lý lao động của mình như thế nào.
Cùng với đó, Nghiệp đoàn chính là đơn vị hỗ trợ tuyển dụng lao động cho cho xí nghiệp ở Nhật Bản. Do đó mà ngay cả khi lao động đang làm việc tại các công ty, doanh nghiệp tiếp nhận. Nghiệp đoàn cũng phải thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý lao động của mình.
- Bảo đảm lợi ích hợp pháp cho người lao động.
Trong quá trình làm việc ở công ty, nếu giữa công ty và người lao động có xảy ra tranh chấp thì Nghiệp đoàn sẽ chịu trách nhiệm đứng ra giải quyết tranh chấp này. Bao gồm các vấn đề như: tiền lương, môi trường và điều kiện làm việc, xảy ra sự phân biệt quốc tịch, hay phát sinh công việc trái với nguyện vọng của người lao động.
- Giám sát doanh nghiệp tiếp nhận
Nghiệp đoàn còn có vai trò giám sát việc thực thi chương trình thực tập & kịp thời hướng dẫn doanh nghiệp tiếp nhận thực thi đúng kế hoạch thực tập trong suốt 3 năm tại Nhật Bản.
Những thông tin trên cho thấy rằng, Nghiệp đoàn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các thực tập sinh Nhật Bản khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động sang Nhật. Do đó mà để có thể an tâm sinh sống trên đất nước mặt trời mọc, người lao động nên chú ý đến mọi vấn đề, mọi nguyên tắc mà Nghiệp đoàn đưa ra. Chúc bạn thành công.
Xem thêm: Tất tần tật về xuất khẩu lao động Nhật Bản lần 2
Chính sách mới của Nhật Bản giúp thực tập sinh nước ngoài dễ dàng chuyển đổi nơi thực tập trong các tình huống bất khả kháng - Ảnh minh họa
Theo đó, chính sách mới của Nhật Bản giúp thực tập sinh nước ngoài dễ dàng chuyển đổi nơi thực tập trong các tình huống bất khả kháng như bị bạo hành, bị quấy rối, xỉ nhục, lăng mạ...
Liên quan đến chương trình thực tập sinh kỹ năng, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, Bộ Tư pháp và Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã sửa đổi, ban hành các quy định mới hướng dẫn thực hiện chương trình thực tập kỹ năng.
Một trong những thay đổi quan trọng là việc đơn giản hóa thủ tục chuyển đổi nơi thực tập cho thực tập sinh nước ngoài trong trường hợp bất khả kháng. Đồng thời, chính sách mới cũng làm rõ các tình huống và hành vi được coi là trường hợp bất khả kháng.
Cụ thể, các tình huống, hành vi được coi là trường hợp bất khả kháng như thực tập sinh bị vi phạm nhân quyền, bị bạo hành, bị quấy rối (quấy rối bằng lời nói thô bạo, xỉ nhục, lăng mạ, bị cưỡng ép, đe dọa, quấy rối phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ, quấy rối tình dục và lạm dụng quyền lực...).
Ngoài ra, công ty tiếp nhận có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng một cách nghiêm trọng hoặc ác ý, người lao động cũng được xác định là rơi vào trường hợp bất khả kháng. Đơn cử như việc công ty bố trí không đúng công việc, không trả lương đầy đủ, tịch thu hộ chiếu, ép làm thêm giờ kéo dài, yêu cầu làm việc vào ngày nghỉ lễ...
Về thủ tục chuyển đổi nơi thực tập, thực tập sinh có thể nộp đơn đề nghị tới nghiệp đoàn quản lý hoặc công ty tiếp nhận, kèm theo các tài liệu chứng minh mình thuộc "trường hợp bất khả kháng", như bản ghi âm, hình ảnh...
Khi tiếp nhận đơn, nghiệp đoàn quản lý có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét và xử lý yêu cầu, báo cáo kết quả cho Hiệp hội Thực tập Kỹ năng Quốc tế (OTIT) và phản hồi kết quả cho thực tập sinh.
Thực tập sinh trong quá trình chuyển đổi nơi thực tập hoặc khi không tìm được nơi thực tập mới, nếu đang tiến hành thủ tục chuyển đổi được phép làm việc tạm thời trong giới hạn 28 giờ/tuần nếu cần thiết.
Trường hợp không tìm được nơi thực tập mới và thực tập sinh mong muốn chuyển sang tư cách lưu trú kỹ năng đặc định, cơ quan chức năng Nhật Bản sẽ cấp tư cách lưu trú tạm thời, trong thời gian thực tập sinh chờ chuyển visa.
Ngoài ra, trong khóa đào tạo tập trung sau khi nhập cảnh, nghiệp đoàn quản lý có trách nhiệm giải thích cho thực tập sinh về quyền chuyển đổi nơi thực tập khi gặp trường hợp bất khả kháng. Đồng thời, nghiệp đoàn cũng sẽ hướng dẫn thực tập sinh về các hành vi được coi là vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng, bạo hành, và quy trình nộp đơn chuyển đổi nơi thực tập.
Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh sang Nhật, Việt Nam là nước đứng đầu cả về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm và số lượng thực tập sinh đang thực tập tại nước này. Hiện tại có hơn 200.000 thực tập sinh Việt Nam đang thực tập tại Nhật Bản (chiếm hơn 50% tổng số thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản).