Ngày 28/5/1999 trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội được thành lập theo quyết định số 126/QĐ - TTG của thủ tướng Chính phủ trên cơ sở trường Trung học Công Nghiệp I. Hiện nay, trường có hai cơ sở đào tạo đều thuộc địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội với tổng diện tích trên 11 ha. Hệ thống phòng thực hành, thí nghiệm, nội trú đầy đủ...

Điều kiện chuyển từ trường đại học lên đại học

Theo nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, để được chuyển từ trường đại học lên đại học, các trường phải đáp ứng các điều kiện:

- Trường đại học đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp;

- Có ít nhất ba trường thuộc trường đại học được thành lập theo quy định; có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người;

- Có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp đối với trường đại học công lập; có sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Ngày 2/8, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức Lễ Công bố Nghị quyết thành lập và bổ nhiệm các chức vụ quản lý của Trường Kinh tế và 4 Viện nghiên cứu.

Các Nghị quyết thành lập, tổ chức lại các đơn vị trong đợt này gồm:

Trường Kinh tế trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị thuộc Viện Kinh tế và Quản lý;

Viện Khoa học và Công nghệ sức khỏe trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Điện tử Y sinh học;

Viện Công nghệ Điều khiển và Tự động hóa trên cơ sở điều chỉnh tên gọi và tái cơ cấu Viện Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa;

Viện Công nghệ Năng lượng trên cơ sở điều chỉnh tên gọi và tái cơ cấu Viện Khoa học và Công nghệ nhiệt lạnh;

Viện Nghiên cứu công nghệ Không gian và Dưới nước trên cơ sở phê duyệt Đề án Phát triển Viện Nghiên cứu công nghệ Không gian và Dưới nước.

Trường Kinh tế là trường thứ 6 được Đại học Bách khoa Hà Nội thành lập, kể từ khi Đại học này chuyển từ “Trường đại học” thành “Đại học” theo Quyết định số 1512/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (ngày 5/12/2022).

6 trường thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội bao gồm: Trường Cơ khí; Trường Điện - Điện tử; Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông; Trường Hóa và Khoa học sự sống; Trường Vật liệu và Trường Kinh tế.

Như vậy, hiện Đại học Bách khoa Hà Nội có: 1 Văn phòng Đại học, 11 Ban, 8 Trung tâm dịch vụ - hỗ trợ, 6 Trường, 5 Viện/Khoa có quản ngành đào tạo và 3 Khoa Đại cương, 10 Viện/Trung tâm nghiên cứu.

Việc thành lập Trường Kinh tế (và trước đó là thành lập 5 trường) của Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những bước đi hoàn thiện cơ cấu đại học với cấu trúc chặt chẽ, hệ thống quản trị, điều hành hiện đại; hoàn thiện chiến lược và định hướng phát triển lâu dài; hoàn thiện lại quy chế tổ chức và hoạt động… Hướng tới mô hình đại học - mô hình thích hợp để triển khai cơ cấu đa ngành – theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Quyết Thắng – Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định: Từ “Viện Kinh tế và Quản lý” thành “Trường Kinh tế”, không chỉ khác tên gọi mà đã có sự khác biệt lớn, thể hiện một sự lựa chọn mô hình phát triển phù hợp, thể hiện khát vọng vươn lên, khát vọng đổi mới.

Đại học Bách khoa Hà Nội xác định phát triển đa ngành, đa lĩnh vực nhưng vẫn luôn lấy công nghệ và kỹ thuật làm nòng cốt. Tập thể lãnh đạo Đại học kỳ vọng vị trí của Trường Kinh tế trong con tàu Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tạo mô hình liên kết tốt nhất, là một thể thống nhất vững chắc nhất, đóng góp tốt nhất cho sự phát triển chung. Trường Kinh tế trong giai đoạn tới cần “lột xác để phát triển” để vẫn giữ được bản sắc, truyền thống, nhưng phải định vị được vị trí của mình trong Bản đồ đào tạo và Bản đồ Công nghệ của Đại học Bách khoa Hà Nội để phát triển mạnh mẽ.

Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, Đại học Bách khoa Hà Nội đặt mục tiêu trở thành một trung tâm đào tạo tài năng, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo xuất sắc, đứng đầu trong nước, là hạt nhân mạng lưới cơ sở giáo dục đại học trọng điểm về khoa học công nghệ; với nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ, thu hút đầu tư và phát triển công nghệ cao, tạo động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô Hà Nội, vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Để thực hiện mục tiêu đó, vai trò của các Viện nghiên cứu là vô cùng quan trọng. Chia sẻ với các cô giáo, thầy giáo, các cán bộ của 4 Viện nghiên cứu vừa được tái cấu trúc, lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc, rằng con đường phát triển của các Viện nghiên cứu rất cần sự đồng lòng, chia sẻ, đồng hành để tháo gỡ những khó khăn, tạo được sự đột phá, cần cả những thử nghiệm, khung thể chế thí điểm, đôi khi phải biết chấp nhận thất bại, cả những thử nghiệm không thành công.

Phát biểu nhận nhiệm vụ tại buổi lễ, đại diện trưởng các đơn vị nhận quyết định bổ nhiệm, Phó giáo sư Nguyễn Danh Nguyên – Hiệu trưởng Trường Kinh tế và Phó Giáo sư Trương Quốc Phong – Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Sức khỏe bày tỏ quyết tâm nêu cao tinh thần đoàn kết, cùng tập thể Trường, Viện hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp công sức vào kết quả chung của toàn Đại học.

Hình ảnh các giảng viên nhận quyết định bổ nhiệm chức danh quản lý Trường Kinh tế và 4 Viện nghiên cứu:

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thành lập trường Cơ khí - Ôtô, tiến tới trở thành đại học vào năm 2025.

Ngày 5/8, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội công bố quyết định thành lập trường Cơ khí - Ôtô, trên cơ sở sáp nhập khoa Cơ khí và Công nghệ Ôtô. Đây là hai khoa có bề dày lịch sử, là đơn vị mũi nhọn trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

Đây cũng là trường Cơ khí - Ôtô thuộc trường đại học đầu tiên trong cả nước. PGS.TS Hoàng Tiến Dũng, Trưởng khoa Cơ khí, được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường Cơ khí - Ôtô.

Các ngành thuộc trường Cơ khí - Ôtô gồm: Công nghệ kỹ thuật ôtô, Công nghệ kỹ thuật điện tử ôtô, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, Kỹ thuật hệ thống công nghiệp, Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Robot và trí tuệ nhân tạo, Thiết kế cơ khí và kiểu dáng công nghiệp. Tổng chỉ tiêu năm nay của trường này là 1.350.

Sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội được hướng dẫn trên sa bàn thực hành chẩn đoán hệ thống phanh ABS, năm 2022. Ảnh: HaUI

Như vậy đến nay, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có hai trường thành viên, gồm trường Ngoại ngữ - Du lịch (thành lập tháng 12/2021) và trường Cơ khí - Ôtô. Mục tiêu đến năm 2025, trường sẽ phát triển thành Đại học Công nghiệp Hà Nội với 3-5 trường thuộc, trực thuộc.

Hiện, cả nước có 6 đại học: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng và Bách khoa Hà Nội.

Theo Luật Giáo dục đại học năm 2018, trường đại học đào tạo và nghiên cứu nhiều ngành, những ngành này thuộc một hoặc một vài lĩnh vực. Trong khi đó, đại học đào tạo và nghiên cứu đa lĩnh vực, gồm nhiều trường đại học và khoa thành viên. Để chuyển thành đại học, các trường cần đảm bảo ba điều kiện: được tổ chức kiểm định hợp pháp đánh giá đạt chuẩn chất lượng; có ít nhất ba trường và 10 ngành đào tạo tiến sĩ, quy mô sinh viên chính quy trên 15.000; được cơ quan quản lý trực tiếp, các nhà đầu tư chấp thuận.

TS Kiều Xuân Thực, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, cho rằng phát triển thành đại học là cơ hội để đổi mới cấu trúc và hệ thống quản trị, tập trung nguồn lực để phát triển hiệu quả.

"Việc thành lập các trường trong trường đại học giúp đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho từng đơn vị, thúc đẩy quyền tự chủ nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên", ông Thực nói.

Lãnh đạo trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trao quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó trường Cơ khí - Ôtô. Ảnh: HaUI

Đại học Công nghiệp Hà Nội hiện đào tạo 32.000 sinh viên, trong nhóm trường dẫn đầu về quy mô đào tạo của cả nước. Mỗi năm, trường tuyển trên 7.000-7.500 sinh viên đại học.

Hình thức tuyển sinh:  Xét tuyển theo hồ sơ đăng ký (không thi tuyển).

Thời gian tuyển sinh: Liên tục trong năm. Dừng tuyển sinh từ ngày 01/10/2023 đến 31/12/2023 (hết chỉ tiêu)

Hình thức đào tạo: Học trực tuyến online 100%. (EHOU).

Cấp bằng Cử nhân đại học ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành – Trường Đại học Mở Hà Nội.

Không còn ghi hình thức đào tạo trên văn bằng đại học.

Đủ điều kiện học lên các chương trình bậc học cao hơn Thạc sỹ, Tiến sỹ

Người có đã có bằng THPT, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học với thời gian đào tạo tối thiểu từ 2.2 đến 3.0 năm (tính từ ngày có QĐ công nhận sinh viên, tùy thuộc vào khối lượng phải học tập thực tế của từng sinh viên sau khi được xét công nhận và chuyển đổi tín chỉ).

Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 131 tín chỉ

Học phí: Học phí môn học chương trình EHOU: 448.000đ/ 1  tín chỉ

Chương trình môn học: xem tại đây

Tại sao nên học Đại học Ngôn ngữ Anh Online tại EHOU?

Học mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.

Học tập trên công nghệ Elearning hiện đại.

Học liệu đa dạng, thuận tiện, dễ tiếp thu.

Giảng viên có kinh nghiệm chuyên môn cao giải đáp online.

Đội ngũ hỗ trợ, trách nhiệm, nhiệt tình.