Một trong những quyền lợi của người tham gia đóng bảo hiểm xã hội là được hưởng chế độ tử tuất. Vậy trường hợp người đóng bảo hiểm xã hội chết có được rút tiền không? Mức hưởng và cách tính tiền như thế nào? Mời bạn hãy cùng EBH tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Người đóng Bảo hiểm xã hội chết có rút được tiền BHXH?

Căn cứ theo các quy định tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về các quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng. Trong đó có quyền lợi được hưởng chế độ tử tuất khi người đóng BHXH qua đời/chết/mất theo quy định của Pháp luật.

Khi một người đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) qua đời, thân nhân của họ sẽ không thể rút tiền BHXH một lần nhưng sẽ được hưởng các chế độ tử tuất theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

Chế độ tử tuất thân nhân người mất được hưởng các khoản trợ cấp gồm: mai táng phí và trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần.

Người đóng BHXH đã chết, thân nhân được hưởng chế độ gì?

(1) Trợ cấp mai táng phí: Người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH và đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên hoặc BHXH tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên sẽ nhận trợ cấp mai táng khi qua đời.

Thân nhân người lao động qua đời sẽ nhận được trợ cấp mai táng, với số tiền trợ cấp mai táng được tính bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người tham gia BHXH qua đời.

Năm 2024 mức lương cơ sở hiện đang áp dụng theo quy định 24/2023/NĐ-CP là 1,8 triệu đồng. Như vậy tiền mai táng phí cho người hưởng tiền tuất năm 2024 là 18 triệu đồng/người.

(2) Trợ cấp tuất một lần: Căn cứ theo quy định tại Điều 70 Luật BHXH 2014, người lao động tham gia BHXH dưới 15 năm và không thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, thân nhân sẽ nhận trợ cấp tuất một lần. Mức trợ cấp tuất một lần này đối với thân nhân của người lao động đang tham gia BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH.

Cụ thể, mỗi năm đóng BHXH trước năm 2014 sẽ được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH; còn mỗi năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi sẽ được tính bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

(3) Trợ cấp tuất hàng tháng: Người tham gia BHXH thuộc một trong các trường hợp sau đây khi qua đời thì thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

- Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa nhận BHXH một lần.

- Chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

Thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng bao gồm:

- Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh sau khi người bố qua đời mà người mẹ đang mang thai.

- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi hoặc chồng dưới 60 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

- Cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng của người tham gia BHXH đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ.

Trợ cấp tuất hàng tháng phụ thuộc vào mức lương cơ sở và số người thân đủ điều kiện hưởng. Theo đó, mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở tại tháng người tham gia BHXH qua đời. Số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng tối đa là 4 người.

Thân nhân người mất làm thủ tục để hưởng chế độ tử tuất

Thủ tục nhận tiền tử tuất như thế nào?

Để thực hiện thủ tục nhận tiền tử tuất, thân nhân của người tham gia BHXH chết (mất) cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

(1) Đơn đề nghị hưởng chế độ tử tuất (theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

(2) Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử của người tham gia BHXH hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

(3) Sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia BHXH.

(4) Giấy chứng nhận quan hệ thân nhân với người tham gia BHXH (giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng nhận độc thân, giấy chứng nhận nuôi dưỡng...).

(5) Giấy chứng nhận khả năng lao động của thân nhân nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

(6) Giấy chứng nhận không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở của thân nhân nếu không phải là con của người tham gia BHXH.

Sau đó, thân nhân cần nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người tham gia BHXH đóng bảo hiểm xã hội trước khi chết, hoặc nơi thường trú của người tham gia bảo hiểm xã hội trước khi chết.

Thời hạn nộp hồ sơ là trong vòng 12 tháng kể từ ngày người tham gia bảo hiểm xã hội chết (Căn cứ theo Nghị định số 115/2015/NĐ-CP). Nếu nộp hồ sơ quá thời hạn, bạn sẽ bị trừ số tiền tử tuất tương ứng với thời gian quá hạn.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi người tham gia bảo hiểm xã hội chết có được rút tiền không từ Bảo hiểm xã hội điện tử EBH. Để biết thông tin chi tiết về trường hợp của mình và được hỗ trợ nhanh nhất, bạn có thể liên hệ với cơ quan BHXH gần nhất hoặc gọi điện thoại đến tổng đài CSKH BHXH Việt Nam 1900 9068 (1000 đồng/phút) để được trợ giúp.

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, tính đến 14 giờ ngày 12/9,

, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã làm ít nhất 43 người chết, 52 người mất tích và 17 người bị thương. Lực lượng cứu hộ 650 người đang tích cực tìm kiếm nạn nhân.

Theo thông tin ban đầu và lời kể của các nhân chứng, khoảng 15h ngày 4/7 (tức mùng 1/6 Âm lịch) khi ông Trí vừa ra khỏi chùa Bảo Lộc 1 thuộc phường Thanh Châu, TP.Phủ Lý thì bất ngờ xuất hiện 2 đối tượng đi xe máy mặc áo chống nắng, bịt kín mặt bắn 4 phát súng về phía nạn nhân rồi lập tức rồ ga bỏ chạy.

Ông Trí bị 3 vết thương trên người, đến 19h cùng ngày đã tử vong khi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội. Trước khi xảy ra vụ án, người dân thấy có người lạ lảng vảng gần chùa.

Tại thời điểm xảy ra vụ án nhiều nhân chứng nghe thấy 4 -5 tiếng nổ liên tiếp. Khi chạy ra, mọi người phát hiện ông Trí nằm trên mặt đường đau đớn, trên người có nhiều vết thương.

Nhận tin báo, Đại tá Nguyễn Văn Trung, Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam đã trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ triển khai điều tra thu thập dấu vết, khẩn trương truy bắt nóng đối tượng gây án.

Cơ quan điều tra đã thu giữ 4 vỏ đạn và 3 đầu đạn tại hiện trường. Theo nhận định ban đầu, phương tiện gây án nhiều khả năng là súng quân dụng.

Trước dư luận cái chết của ông Trí có liên quan đến việc tranh chấp địa bàn làm ăn, liên quan đến những đối tượng hoạt động theo kiểu “xã hội đen”…, Đại tá Trung cho biết, theo điều tra ban đầu, Cơ quan điều tra cũng đánh giá nhiều khả năng sự việc liên quan đến ân oán giang hồ.

Chính vì thế, quá trình điều tra nghiêng về những mối quan hệ trước đó của nạn nhân nhằm tìm ra những nguyên nhân dẫn đến nguồn cơn của sự việc. Đánh giá đây là một trong những vụ án rất nghiêm trọng bởi tính chất chuyên nghiệp, manh động và liều lĩnh của các đối tượng gây án, vị lãnh đạo công an tỉnh Hà Nam khẳng định, lực lượng CSĐT sẽ cố gắng hết sức để sớm phá án, trấn an dư luận.

Nạn nhân được ví như “vua không ngai”?

Nhiều nguồn tin cho hay, nạn nhân Lê Hữu Trí ngoài làm giám đốc doanh nghiệp Đức Trí có tiềm lực rất mạnh ở TP. Phủ Lý, còn được biết đến là nhân vật có "số má", có nhiều quan hệ trong "thế giới ngầm". Anh trai ông Trí cũng là một nhân vật rất có tiếng ở địa phương.

Một chi tiết đáng chú ý khác, khoảng 5 năm trước trên địa bàn TP.Phủ Lý cũng từng xảy ra vụ một vụ nổ súng, khiến Minh - em trai ông Trí dính 3 phát đạn. Được cấp cứu kịp thời, Minh may mắn thoát chết.

Khi còn là Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam, Thiếu tướng Nguyễn Văn Khuông từng phát biểu trước báo giới: “Trí là đối tượng nằm trong danh sách theo dõi của công an, cũng là ổ nhóm các đối tượng có thể nói là nổi nhất ở TP Phủ Lý, nhưng phía công an kiểm soát rất chặt chẽ nên chúng không hoạt động được nhiều”.

Theo tìm hiểu của PV, Cty TNHH Hữu Trí của ông Trí chuyên thực hiện các dự án san lấp mặt bằng, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh vận tải… Mới ngoài 40 tuổi nhưng ông Trí khá nổi tiếng ở TP.Phủ Lý, có quan hệ xã hội khá rộng và cũng phát sinh mâu thuẫn với những đối tượng "cộm cán" khác.

Ông Trí được đám đàn em "tôn sùng" như một "vị vua không ngai". Mỗi khi ra đường Trí lại ngồi trên những chiếc siêu xe bóng lộn cùng với vài tên "đàn em" xăm trổ, mặt “lạnh như tiền”, sẵn sàng làm theo "lệnh". Không những thế, Trí còn chọn làng Bảo Lộc để sinh sống - nơi mà chỉ nghe đến tên nhiều người không dám đặt chân đến bởi mảnh đất này trước đây được biết đến là “thủ phủ” ma túy của tỉnh Hà Nam.

Nhiều nguồn tin khẳng định, ngoài kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Trí còn tham gia vào nhiều hoạt động kinh doanh khác như cho vay nặng lãi, bảo kê…. Chính vì công việc này mà Trí có quan hệ xã hội khá rộng, cùng với đó là những hiềm khích cá nhân, phân chia địa bàn quản lý.

Mới "phất" lên khoảng gần chục năm nay nên gần đây, tuần rằm mùng một, Trí thường xuyên ra ngôi chùa nhỏ cách nhà chừng 300m thắp hương. Trí thường chỉ đi chùa một mình không có người bảo vệ. Nhóm sát thủ đã nghiên cứu rất kỹ thói quen này của Trí nên đợi cơ hội ra tay.

Trước đó, năm 2015, báo chí phản ánh loạt bài hàng trăm xe trọng tải lớn ngang nhiên vượt qua cầu Châu Sơn (TP.Phủ Lý, Hà Nam). Cây cầu này có biển báo cấm xe tải trên 3,5 tấn lưu thông qua. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vận tải được lưu thông qua cầu là do có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Xuân Đông.

Khi bài báo được đăng tải đã có người tự xưng là Giám đốc Doanh nghiệp vận tải Hữu Trí với lời lẽ thách thức, đe dọa sẽ giết phóng viên, nhà báo với những lời lẽ đầy thách thức: “... Tao chém chết mày. Mày cứ về Bảo Lộc, Phủ Lý ấy nhé. Cái tầm anh em nhất Hà Nội còn phải nể mặt tao. Mày thích thì tao sẽ tìm đến tận nhà mày cảm ơn, hậu tạ luôn…”.

Vụ việc sau đó được sự quan tâm sát sao của lãnh đạo tỉnh ủy, UBND và Công an tỉnh Hà Nam điều tra làm rõ. Trước sự phản ánh của báo chí và bức xúc của dư luận ngày 24/3/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Xuân Đông đã ban hành quyết định thu hồi các công văn nói trên và cấm tất cả các xe tải trên 3,5 tấn lưu thông qua cầu Châu Sơn.

Sau đó, trong tháng 4/2015, một động thái khác, trước sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam với tinh thần “Kiểm soát tải trọng xe chỉ có đường tiến chứ không có đường lùi”, Cty Hữu Trí đã chủ động cắt thùng một số xe tải “làm gương”.

Khi biết tin doanh nghiệp Hữu Trí tự giác cắt thùng xe, nhiều doanh nghiệp vận tải khác đã liên lạc tìm hiểu sự việc, ông Trí đã trả lời các câu hỏi và khẳng định: “Mình sống và làm việc theo pháp luật của nhà nước, vì vậy cái gì có lợi cho nước cho dân thì phải làm, phải hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích của đất nước”.

Tại địa phương nơi gia đình ông Lê Hữu Trí cư trú, ông và gia đình rất tích cực tham gia đóng góp cho các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, khuyến học… được các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội ghi nhận và trao tặng nhiều danh hiệu.

Hà Nam nhiều vụ nổ súng chưa bắt được hung thủ

Trước đó, trên địa bàn tỉnh Hà Nam từng xảy ra một số vụ nổ súng, đến nay chưa bắt được hung thủ. Ngày 17/2, xuất phát từ một vụ va chạm giao thông tại địa bàn huyện Thanh Liêm, nhiều người đàn ông cầm hung khí đến hiện trường.

Tiếp đó, một người đàn ông mặc áo áo vest khoảng 50 tuổi xuất hiện, cầm súng ngắn bắn liên tiếp tại khu vực xảy ra va chạm giao thông.

Nghiêm trọng hơn, ngày 14/12/2014, xảy ra vụ nổ súng vào nhà trung tá Lê Đức Tùng, Trưởng Công an TP Phủ Lý, khi ông Tùng đang xem tivi trong nhà ở phường Thanh Châu. Vụ nổ súng khiến cánh cửa kính, chiếc ti vi bị dính đạn, cánh tay trung tá Tùng bị 1 viên đạn sượt qua. Quá trình khám nghiệm, Công an tỉnh Hà Nam thu được 3 vỏ đạn dùng cho súng K59. Vụ này, cơ quan công an cũng chưa bắt được hung thủ gây án.

VTV.vn - Rạng sáng nay (21/12), Công an phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM nhận tin báo trên địa bàn xảy ra một vụ án mạng.

Giorgos Seferis (1900–1971) là nhà thơ người Hy Lạp. Ông được trao giải Nobel văn chương năm 1963. Helen                      TEUCER:          … nơi Cyprus biển bọc, nơi Apollo                                                   ra lệnh … Continue reading →

Joseph Brodsky sinh năm 1940 ở Leningrad và định cư ở Hoa Kỳ từ năm 1972 sau khi bị chính quyền Liên Xô trục xuất. Ông được trao giải phê … Continue reading →

Yannis Ritsos (1909–1990) là nhà thơ người Hy Lạp. Phụ nữ Phụ nữ rất xa cách. Ga trải giường của họ có mùi “chúc ngủ ngon.”Họ đặt bánh mì xuống … Continue reading →

Octavio Paz (1914–1998) là nhà thơ người Mexico. Ông được trao giải Miguel de Cervantes năm 1981, giải văn chương quốc tế Neustadt năm 1982, và giải Nobel văn chương … Continue reading →

Cesare Pavese sinh năm 1908 ở Santo Stefano Belbo thuộc tỉnh Cuneo, Ý. Sau một thời gian ngắn bị giam giữ vì các hoạt động chống phát xít năm 1935, … Continue reading →

Constantine P. Cavafy (1863–1933) là nhà thơ người Hy Lạp. Trên phố Khuôn mặt hấp dẫn của anh có phần nhợt nhạt,đôi mắt hạt dẻ trông mệt mỏi, choáng váng,hai … Continue reading →

Primo Levi sinh năm 1919 ở Turin, Ý. Là một nhà hóa học, ông bị bắt trong Thế chiến thứ II do tham gia phong trào kháng chiến chống Phát … Continue reading →

Bertolt Brecht (1898–1956) là một trong những nhà soạn kịch và đạo diễn sân khấu người Đức có ảnh hưởng lớn trong nửa đầu thế kỷ 20. Ông cũng làm … Continue reading →

Czesław Miłosz (1911–2004) là nhà văn, nhà thơ, và dịch giả người Ba Lan. Ông được trao giải văn chương quốc tế Neustadt năm 1978 và giải Nobel văn chương … Continue reading →

Louise Glück (1943–2023) là nhà thơ người Mỹ. Bà được trao giải Pulitzer cho thơ năm 1993, giải Sách Quốc gia Mỹ cho thơ năm 2014, và giải Nobel văn … Continue reading →

Zbigniew Herbert (1924–1998) là nhà thơ người Ba Lan. Ông được trao giải nhà nước Áo cho văn chương châu Âu năm 1965, giải Herder năm 1973, và giải Jerusalem … Continue reading →

Adam Zagajewski (1945–2021) là nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận người Ba Lan. Ông được trao giải văn chương quốc tế Neustadt năm 2004 và giải Heinrich Mann năm … Continue reading →