Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Lịch đi nghĩa vụ quân sự 2024 bắt đầu khi nào?

Căn cứ theo Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định lịch đi nghĩa vụ quân sự hằng năm như sau:

Như vậy, lịch đi nghĩa vụ quân sự 2024 sẽ được diễn ra vào tháng 2/2024 hoặc 3/2024.

Bên cạnh đó, trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai.

Lịch khám nghĩa vụ quân sự 2024 là khi nào?

Căn cứ theo Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định thời gian khám sức khỏe cho người gọi đi nghĩa vụ quân sự như sau:

Như vậy, thời gian khám sức khỏe cho người được gọi đi nghĩa vụ quân sự năm 2024 là từ ngày 01/11/2023 đến 31/12/2023.

Trong trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định thời gian khám sức khỏe cho người được gọi đi nghĩa vụ quân sự lần thứ hai.

Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.

Lịch khám nghĩa vụ quân sự 2024 là khi nào? Đi nghĩa vụ mấy năm?

Đang đi làm mà không nhận lệnh gọi nhập ngũ có bị xử phạt không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:

Và khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định như sau:

Như vậy, khi đến độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Do đó, “đang đi làm” vẫn sẽ phải thực hiện tham gia nghĩa vụ quân sự nếu có lệnh gọi nhập ngũ trừ trường hợp được miễn gọi nhập ngũ.

Đồng thời tại Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định:

Theo đó, một trong những hành vi bị nghiêm cấm là trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự. Hành vi này được hiểu là việc công dân không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ;...

Theo đó, nếu nhận được lệnh nhập ngũ, ngay cả khi bận việc, người lao động cũng phải chấp hành. Nếu không chấp hành, người lao động có thể bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.