Đến Phượng Hoàng Cổ Trấn, du khách sẽ thấy được cuộc sống sinh hoạt đời thường xưa kia bên dòng Đà Giang với hình ảnh phụ nữ giặt quần áo bằng chày đập, đàn ông giăng lưới bắt cá. Đâu đó có hình bóng những người lái đò đưa đón khách du lịch đến tham quan.

Đường Shiban – Phố thủ công mỹ nghệ

Nếu muốn chiêm ngưỡng hay mua một vài món thủ công mỹ nghệ thì đường Shiban là nơi đáng để ghé thăm. Những sản phẩm tại đây đều được người Miêu làm thủ công vô cùng khéo léo, tinh tế và độc đáo như đồ khảm trai, đèn lồng, túi gấm, vải, đồ vàng bạc… với đủ hình dáng, màu sắc bắt mắt.

Phù Dung Trấn - Trương Gia Giới

Phù Dung Trấn Trấn – Trương Gia Giới trước đây được gọi là thôn Vương. Đây là một cổ trấn nằm trên thác suốt ngàn năm. Tọa lạc ở dãy núi Sùng Sơn huyền bí đã giúp Phù Dung vô cùng quyến rũ với vẻ đẹp thanh bình, thơ mộng. Đến đây ngoài khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, du khách còn được tìm hiểu nét văn hóa và truyền thống lịch sử của dân tộc thiểu số Thổ Gia với nhiều trải nghiệm tuyệt vời.

Tên gọi khác của cầu Hồng Kiều là lầu Phong Thúy Hồng Kiều. Cầu được xây chủ yếu bằng vật liệu đá và gỗ với lối kiến trúc độc đáo vắt ngang qua sông Đà Giang, nối liền hai bên bờ Cổ Trấn. Trải qua hàng nghìn năm, cây cầu vẫn giữ được nét duyên dáng cổ xưa, tái hiện kiến trúc, văn hóa cổ của Trung Quốc vô cùng đáng giá.

Cầu có tên gọi khác là cầu Tuyết. Tại Phượng Hoàng Cổ Trấn đây là một trong bốn cây cầu lưu giữ những ký ức, khoảng khắc tuyệt vời của họa sĩ nổi tiếng Hoàng Vĩnh Ngọc. Cầu được xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ xưa, giúp không gian cổ trấn thêm hoài cổ nhưng cũng rất lãng mạn và tinh tế.

Lâu đài được xây dựng bằng đá xanh, là một trong những di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng của tỉnh Giang Tô. Điểm thu hút ở đây chính là lối kiến trúc đặc sắc và có tầm nhìn rộng mở khắp thành phố. Vì thế, Huang Si Qiao là một địa điểm quan trọng để kiểm soát, bảo vệ và quan sát toàn bộ cổ trấn Phượng Hoàng.

Cầu được xây từ năm 1704 với những khối đá vuông chắc chắn. Mỗi khối đá cách nhau một bước chân và bắc ngang giữa hai bờ sông. Nơi đây được các tín đồ võ thuật yêu thích để luyện tập nhằm rèn sự linh hoạt, cân bằng và sức mạnh cơ thể. Do đó, ghé thăm cầu đá nhảy sẽ là dịp du khách chiêm ngưỡng võ thuật Trung Quốc vừa khám phá kiến trúc và văn hóa độc đáo của quốc gia này.

Phượng Hoàng Cổ Trấn lưu giữ nhiều di sản văn hóa lịch sử cùng cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Do đó, đây là điểm du lịch lý tưởng cho du khách bốn phương tham quan và khám phá. Nếu muốn chuyến đi thật sự ý nghĩa, trọn vẹn và thuận lợi nhất, các bạn hãy liên hệ với Travel Tracks hoặc tìm hiểu thêm về tour du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn dưới đây nhé:

Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh là tuyến chi viện chiến lược của hậu phương lớn Miền Bắc cho tiền tuyến lớn Miền Nam. Đây là con đường huyết mạch, có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kỳ của dân tộc. Con đường dọc ngang như trận đồ bát quát vươn tới khắp các chiến trường, với những cung đường, những trọng điểm khốc liệt nhất như Ngã Ba Đồng Lộc, đường 20 Quyết thắng, cao điểm 050, cổng Trời, Khe Ve…và biết bao địa danh, tên núi tên sông đã trở thành huyền thoại sống mãi trong ký ức của những người lính Trường Sơn.

Các cựu chiến binh Trường Sơn và chiến sỹ Bộ tư lệnh Thu đô tại Triển lãm  “Đường Trường Sơn- Đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Triển lãm“Đường Trường Sơn- Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” được tổ chức tại Di tích Nhà D67- khu di sản Hoàng thành Thăng Long với nhiều hình ảnh, tư liệu chân thực cho chúng ta nhớ về một thời đạn bom gian khổ ác liệt nhưng đầy hào hùng trên con đường “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Ở đây, chúng ta như được sống lại ký ức không thể nào quên của cả một thế hệ cha anh trên những cung đường ra trận. Rừng Trường Sơn bị bom đạn cày xới, trơ trụi vì chất độc da cam cũng không làm lùi bước những đoàn quân trùng trùng ra trận, với quyết tâm tất cả cho tiền tuyền, tất cả vì miền Nam ruột thịt. Chúng ta gặp lại hình ảnh những chiến sỹ lái xe “đầu xanh mà tóc bạc” vì bụi đường, những cọc tiêu sống của các cô gái tuổi 20, những chiến sỹ “chân đồng vai sắt” vượt Trường Sơn qua bao lửa đạn, qua bao núi cao vực sâu. Con đường thấm máu xương của hàng vạn cán bộ, chiến sỹ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến….

Gặp nhau tại Triển lãm, các cựu chiến binh Hội truyền thống Trường Sơn, những người lính của Đường Trường Sơn năm xưa bồi hồi xúc động, cùng nhau ôn lại những năm tháng gian khổ ác liệt, mưa rừng cơm vắt, lội suối trèo đèo giữa bom rơi đạn nổ, với tinh thần “đánh địch mà đi, mở đường mà tiến”. Thiếu tướng Võ Sở – Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn Đường Hồ Chí Minh Việt Nam kể lại: “Đường Trường Sơn là trận địa ác liệt nhất, ngày nối ngày, đêm nối đêm, bộ đội Trường Sơn phải đương đầu với những vũ khí hiện đại nhất của đế quốc Mỹ. Lớp lớp thanh niên lứa tuổi 18-20, cả những người còn đang đi học cũng xếp bút nghiên vượt Trường Sơn ra trận, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ”.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản tham quan Triển lãm.

Đại tá Đậu Xuân Tường – nguyên cán bộ Binh trạm 32, “binh trạm vạn tấn” không giấu được niềm tự hào, xúc động khi kể lại những kỷ niệm đẹp nhất của thời trai trẻ, ngày đêm bám trụ trên con đường ác liệt: “ Trên đường Trường Sơn gian khổ, khốc liệt là vậy, nhưng đi đến đâu cũng bắt gặp những khẩu hiệu tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả để thắng Mỹ, thôi thúc chúng tôi lên đường ra trận, chiến đấu bằng ý chí trong sáng và quyết tâm của người lính Trường Sơn”.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà đến với Triển lãm để nhớ về người cha là vị tướng của đường Đường Trường Sơn năm xưa cùng những đồng đội của ông đã góp phần làm nên chiến thắng của dân tộc. Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, vị tư lệnh lẫy lừng của bộ đội Trường Sơn, “người giăng lưới lửa trên đỉnh Trường Sơn” làm kẻ thù khiếp sợ.

Còn với PGS. TS Nguyễn Mạnh Hà thì dù không tham gia bộ đội Trường Sơn, nhưng ông lại rất gắn bó với con đường huyền thoại này thông qua những nghiên cứu về lịch sử quân sự cũng như những lời kể của người cha là bộ đội Trường Sơn. Ông từng chia sẻ với các cựu binh Mỹ về sự vĩ đại của Đường Trường Sơn mà theo ông “đây là một chiến công có lẽ không một quốc gia nào đạt được”. Kỳ tích Đường Trường Sơn, con đường nối liền Nam – Bắc, con đường thống nhất nay đã trở thành con đường phát triển kinh tế, phát triển đất nước.

Trong không gian khu di tích Cách mạng Nhà và Hầm D67, gắn với những chiến công vĩ đại của cuộc Tổng tiến công nổi dậy Mùa xuân năm 1975,  hy vọng Triển lãm sẽ đem đến cho du khách những tư liệu, hình ảnh chân thực nhất về cuộc chiến với những mất mát hy sinh và chiến công oanh liệt. Đây là những chặng đường lịch sử hào hùng nhất của dân tộc, giúp thế hệ trẻ nhìn về quá khứ hướng tới tương lai, trân trọng cuộc sống hòa bình mà cha anh đã hy sinh xương máu để gìn giữ.

Công ty CP Thời trang Kowil Việt Nam S May - Thời trang

Tôi biết đến lầu Hoàng Hạc lần đầu qua bài thơ "Hoàng Hạc lâu" của Thôi Hiệu. Lúc ấy, chúng tôi vừa nhập môn, theo đòi học "chữ thánh hiền", vụng về, viết nát cả trang giấy ba chữ Hán "Hoàng Hạc lâu" đầy huyền bí. Rồi, mơ một ngày được đến Trung Hoa, lên lầu Hoàng Hạc, ngắm khói sóng Trường Giang, thể nghiệm cảm giác man mác sầu của nhà thơ, khi ông viết: "Quê hương khuất bóng hoàng hôn. Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai".

Ðấy là câu thơ Thôi Hiệu mở đầu bài "Hoàng Hạc lâu" nổi tiếng và cũng là ý thơ gợi những thắc mắc cho người đời sau. Ai cưỡi Hạc vàng? Tại sao ngôi lầu cổ bên bờ Trường Giang này lại có tên là Hoàng Hạc...?

Có một cách giải thích là tên lầu bắt nguồn từ câu chuyện trong sách "Liệt tiên toàn truyện" của Vương Thế Trinh, đời Minh.

Chuyện kể rằng: Xưa có một người họ Tân, bán rượu ở chân núi Hoàng Cốc kiếm sống qua ngày. Một hôm có đạo sĩ già ăn mặc rách rưới đến xin rượu uống. Anh bán rượu nghèo tốt bụng, thấy ông lão đáng thương, bèn cho rượu uống. Từ đấy, ngày nào đạo sĩ cũng đến xin rượu.

Một hôm, đạo sĩ từ biệt anh bán rượu, nói: "Một năm qua, ngày nào anh cũng cho rượu uống, chẳng có gì đền đáp. Lão có con hạc quý, tặng anh để tỏ lòng biết ơn". Nói rồi ông lấy vỏ cam vẽ lên tường một con hạc, dặn: "Chỉ cần anh vỗ tay là hạc sẽ bay ra nhảy múa, mua vui cho khách". Dứt lời, đạo sĩ biến mất. Anh bán rượu làm theo, quả nhiên có hạc vàng bay ra nhảy múa.

Từ đấy, khách uống rượu hiếu kỳ kéo đến rất đông, chẳng bao lâu, anh trở nên giàu có. Bỗng một hôm, đạo sĩ quay lại nói: "Mười năm qua, tiền anh kiếm được chắc đã đủ trả chỗ rượu anh cho lão uống?". Rồi, ông rút cây sáo thần thổi lên một khúc, gọi hạc vàng bay ra, cưỡi hạc bay đi mất. Vì thế, về sau, căn lầu xây ở nơi này được mang tên lầu Hoàng Hạc. Trong lầu Hoàng Hạc ngày nay còn lưu rất nhiều các bức tranh, tượng của các nghệ sĩ Trung Quốc mô tả điển tích này.

Có một cách giải thích khác cho rằng, ngọn núi xây lầu Hoàng Hạc, xưa có tên là Hoàng Cốc. Trong Hán văn cổ, chữ "cốc" và chữ "hạc" đều thông dụng, viết gần như nhau, nên núi Hoàng Cốc còn được gọi là Hoàng Hạc. Ðây cũng là nơi loài thiên nga thường bay về tránh rét mùa đông, dân gian liên tưởng đến loài hạc huyền thoại, nên gọi tên núi là Hoàng Hạc.

Lầu Hoàng Hạc vốn là một đài quan sát quân sự, được xây từ thời Tam Quốc, ở bờ nam Trường Giang, thuộc địa phận nước Ngô (thành phố Vũ Xương, Vũ Hán ngày nay). Ðài quan sát này tồn tại được 50 năm, thì nước Ngô bị diệt vong. Từ đấy nó không còn ý nghĩa quân sự nữa. Nhưng, do được xây ở nơi phong cảnh hùng vĩ, lầu Hoàng Hạc dần dần trở thành điểm tham quan của tao nhân, mặc khách, và ngày càng nổi tiếng, là biểu tượng, niềm tự hào của người dân Vũ Hán. Các nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, danh sĩ bao đời như: Mạnh Hạo Nhiên, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Nhạc Phi, Tô Thức... và cả nguyên Chủ tịch Trung Quốc Mao

Trạch Ðông, đã nhiều lần đến đây và tốn không ít giấy mực để ngợi ca cảnh đẹp nơi này.

... Mà nay Hoàng Hạc tên lầu còn trơ"

Có lẽ, khi Thôi Hiệu viết câu thơ trên, ông không thể hình dung lầu Hoàng Hạc sẽ thay đổi thế nào cùng những thăng trầm lịch sử ngót hai nghìn năm. Cho đến nay, dù "Hoàng Hạc tên lầu" còn trơ gan cùng tuế nguyệt, song ngôi lầu này đã bị tàn phá rồi xây lại biết bao lần.

Ngày nay, trên tầng hai của lầu Hoàng Hạc, người ta đã dựng lại, trưng bày mô hình ngôi lầu qua các triều đại tiêu biểu. Dẫu khác nhau về phong cách kiến trúc, song mỗi thời, lầu lại mang một nét đặc sắc riêng. Ðiều đó cũng cho thấy, ở mọi triều đại, người Trung Hoa đều yêu mến, trân trọng cảnh đẹp nơi này.

Lầu Hoàng Hạc đời Tống mang dáng vẻ uy hùng; đời Nguyên đường hoàng; đời Minh, tinh xảo; còn đời Thanh thì kỳ lạ, độc đáo.

Năm 1985, lầu Hoàng Hạc được chính phủ Trung Quốc cho xây dựng lại thành công viên du lịch, với quy mô lớn hơn trước. Khu du lịch này được xây dựng trong mười năm, trên diện tích gần 22 ha, với năm khu thắng cảnh đặc sắc.

Riêng lầu Hoàng Hạc xây trên diện tích 1.200 m2, ở độ cao 61,7 m so với mặt nước biển, gồm năm tầng (các đời trước xây 2 - 3 tầng), cao 51 m, tổng diện tích gần 4.000 m2. Về kiến trúc, xây theo mô hình lầu Hoàng Hạc đời vua Ðồng Trị, nhà Thanh, nhưng đồ sộ, đẹp hơn và không làm mất đi nét tạo hình đặc sắc của lầu Hoàng Hạc trong truyền thuyết.

Có thể nói, lầu Hoàng Hạc là khu cảnh quan mang vẻ đẹp quyện hòa của cả sông nước, núi non, lầu gác và thơ văn, nhạc họa. Dưới chân hồ Hoàng Hạc (phía nam lầu), ngày nay, người ta đã cho xây bức tường bia thơ và bia cổ dài 200m, khắc lại 23 bài thơ của danh sĩ các đời và tác phẩm của hơn 100 nhà thư pháp hiện đại, thể hiện các áng thơ, văn viết về lầu Hoàng Hạc. Ðó đây, trên thảm cỏ xanh quanh hồ, thấp thoáng bóng tượng của những nhà thơ cổ trông như người thật, dáng phiêu diêu cùng bầu rượu, túi thơ.

Trong các bài thơ viết về lầu Hoàng Hạc, bài "Hoàng Hạc lâu" của Thôi Hiệu, đời Ðường, được đánh giá là tác phẩm thành công nhất. Bài thơ đã được Tản Ðà dịch ra tiếng Việt theo thể lục bát và không còn xa lạ với người Việt Nam. Tương truyền, khi "Thánh thi" Lý Bạch (nhà thơ nổi tiếng đời Ðường của Trung Quốc) đến lầu Hoàng Hạc du ngoạn, định đề thơ, nhưng đọc xong thơ Thôi Hiệu đã đề trước đó, ông đành nghiêng mình gác bút, ngửa mặt lên trời mà than rằng: Nhãn tiền hữu cảnh đạo vô đắc, Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu (tạm dịch: Cảnh đẹp nhường kia sao khó viết, Trên đầu Thôi Hiệu đã đề thơ).

Ðể ghi nhớ giai thoại văn học "Thôi Hiệu đề thơ, Lý Bạch gác bút" thú vị này, ngày nay ở phía nam lầu Hoàng Hạc, người ta xây dựng "Ðình gác bút", làm điểm tham quan, dừng chân cho du khách.

Xa nữa về phía nam, có "Lạc mai hiên", là nơi biểu diễn các điệu múa, bản nhạc cổ nổi tiếng của nước Sở thuở xưa, để phục vụ khách tham quan. Các nhân viên hướng dẫn ở đây giải thích với chúng tôi rằng: "Lạc mai hiên" là lấy tên từ ý thơ của Lý Bạch, trong câu thơ: Hoàng Hạc lầu trung suy ngọc địch, Giang thành ngũ nguyệt lạc mai hoa (tạm dịch: Sáo ngọc thổi trong lầu Hoàng Hạc, Mai giang thành rụng hết tháng 5). Sát cổng phía nam của khu lầu Hoàng Hạc, có phố cổ Hoàng Hạc, với các gian hàng trải rộng trên 5.500 m2, mô phỏng cảnh phố xá buôn bán sầm uất của dân nước Sở thời cổ.

Ðứng trên lầu Hoàng Hạc hôm nay, ta không chỉ được ngắm khói sóng Trường Giang và "Bãi xa Anh Vũ xanh vời cỏ non", mà còn được ngắm toàn cảnh thành phố Vũ Hán đang vươn mình trong quá trình hiện đại hóa. Dưới chân lầu là cầu Trường Giang số 1  hối hả xe qua, nối trung tâm công nghiệp Hán Dương với thành phố Vũ Xương, trung tâm chính trị - giáo dục của Vũ Hán. Phía xa, bên phải bờ bắc Trường Giang là Hán Khẩu, trung tâm thương mại - dịch vụ của thành phố, nơi có bến sông du lịch dài 5 km, vừa được xây dựng theo mô hình Bến Thượng Hải. Và, trong áng chiều tà, ngắm nắng lung linh dát bạc trên những con sóng Trường Giang cuộn đổ phía xa, bất giác ta lại nhớ những vần thơ "Hoàng Hạc lâu" huyền thoại: "Hạc vàng ai cưỡi đi đâu...?".

Bài và ảnh QUỐC TRƯỜNG(Phóng viên báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc)

Mình thấy học tiếng Anh tại học viện Anh ngữ LEPOCA rất vui, mỗi giờ lên lớp là một niềm vui với mình. Cô giáo hiền, kiến thức rộng, truyền đạt dễ hiểu, nội dung bài học hấp dẫn,các bạn học trong lớp cũng rất vui tính, đoàn kết. Rất mong muốn có thêm nhiều bạn nữa cùng đến học với mình tại học viện Anh ngữ LEPOCA ở địa chỉ số 413 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hãy cùng đến môi trường học tập tuyệt vời này để cùng nhau giỏi tiếng Anh bạn nhé!!!

Khóa Học Bóng Đá Cho Trẻ Em Tại Vietgoal – Nuôi Dưỡng Đam Mê và Phát Triển Toàn Diện

Vietgoal, trung tâm bóng đá trẻ em hàng đầu, tự hào mang đến những khóa học bóng đá cho trẻ em chất lượng cao, nơi ươm mầm đam mê và phát triển toàn diện cho các mầm non thể thao. Chúng tôi không chỉ đào tạo kỹ năng bóng đá mà còn chú trọng rèn luyện các kỹ năng sống quý giá, góp phần định hình nhân cách và tương lai của các em.

Đội ngũ huấn luyện viên bóng đá trẻ em tại Vietgoal không chỉ giàu kinh nghiệm mà còn đầy tâm huyết và nhiệt huyết. Họ luôn tạo ra môi trường học tập vui vẻ, khơi dậy niềm đam mê bóng đá trong mỗi bạn nhỏ. Các em sẽ được truyền cảm hứng, được khuyến khích phát huy năng khiếu và theo đuổi đam mê của mình.

Vietgoal không chỉ là nơi đào tạo bóng đá chuyên nghiệp, mà còn là nơi nuôi dưỡng ước mơ và hoài bão của các thế hệ trẻ Việt Nam. Qua mỗi buổi tập, các em sẽ trưởng thành hơn, tự tin hơn và sẵn sàng đối mặt với những thách thức trong cuộc sống.

Hãy để Vietgoal đồng hành cùng con em bạn trên con đường chinh phục ước mơ bóng đá. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để biết thêm thông tin về các khóa học bóng đá phù hợp với nhu cầu và độ tuổi của con em bạn.

Theo tín ngưỡng Tứ Phủ, ông Hoàng Mười là con thứ 10 của vua cha Bát Hải Động Đình – Quan ở thiên đình, tiên trong cõi hạc. Theo sự sắp xếp của vua cha, ông Hoàng Mười xuống trần gian để giúp dân giúp nước.

Sử xưa ghi lại, Hưng Nguyên là huyện đồng bằng tả ngạn sông Lam nằm ở phía nam tỉnh Nghệ An. Đây là quê hương của nhiều nhân kiệt nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực như Đinh Bạt Tụy, Nguyễn Trường Tộ, Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong… đồng thời Hưng Nguyên còn là một vùng đất địa linh có bề dày lịch sử và trầm tích văn hóa đặc trưng của xứ Nghệ.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển của lịch sử, Hưng Nguyên luôn gắn bó mật thiết với quá trình xây dựng và phát triển đất nước có nhiều đóng góp lớn lao về công của, trí tuệ trong công cuộc xây dựng nền văn hóa đất nước; tạo dựng nên những giá trị lớn lao về vật chất, biểu tượng, tinh thần… tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển của xứ Nghệ, mà trong đó di tích lịch sử đền ông Hoàng Mười là một trong những địa chỉ tâm linh nổi tiếng bậc nhất được cả nước quan tâm hướng đến.

Đền ông Hoàng Mười tại làng Xuân Am xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Đền còn có tên gọi khác là đền Mỏ Hạc hay lấy tên làng là đền Xuân Am, được xây dựng vào thế kỷ 17 dưới thời Lê Trung Hưng. Đền nằm ở vị trí có cảnh quan đẹp. Xung quanh đền là sông Cồn Mộc trong xanh uốn lượn, phía xa xã là ruộng đồng xanh tươi ngắt một màu. Còn bên sau đền là núi Con Mèo, núi Dũng Quyết. Đặc biệt, đền nằm xa làng mạc, lại ở giữa non nước hữu tình, núi quần tụ, cây cối tốt tươi nên tạo nên một vẻ trong lành yên ả.

Theo tín ngưỡng Tứ Phủ, ông Hoàng Mười là con thứ 10 của vua cha Bát Hải Động Đình – quan ở thiên đình, tiên trong cõi hạc. Theo sự sắp xếp của vua cha, ông Hoàng Mười xuống trần gian để giúp dân giúp nước.

Và địa phương nơi ông xuống cai quản chính là mảnh đất Nghệ An. Với việc tỏ rõ linh ứng, theo thời gian, hình tượng quan Hoàng Mười được lịch sử hóa và địa phương hóa, tức gắn liền với những nhân vật có thật trong lịch sử. Từ đó, tâm thức dân gian tại vùng Nghệ An cho ung ngài giáng xuống và hóa thân làm những vị anh hùng, những danh nhân nổi tiếng và có sự gắn bó mật thiết với đất và người xứ Nghệ.

Hình tượng của người dân Nghệ An về ông Hoàng Mười là vị quan thương dân, dạy dân trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm, đắp đê ngăn lũ, làm thủy lợi, cầu cống, đường sá, cưới chợ… giúp nhân dân có được cuộc sống ổn định, ấm no. Chính vì vậy mà ông Hoàng Mười luôn được tôn sùng và kính trọng. Và cho dù hóa thân thành danh nhân nào thì hình tượng ông Hoàng Mười vẫn luôn lung linh, mầu nhiệm, gắn bó và gần gũi với bản lĩnh và khí chất người xứ Nghệ. Bên cạnh đó, ông Hoàng Mười còn là người có xuất thân cao quý, văn võ song toàn, lại hào hoa phong nhã… Cũng có lẽ vì vậy mà ông có tên là “Mười” mang ý nghĩa tròn đầy, toàn diện.

Theo Giáo sư Vũ Ngọc Khánh: “Ông Hoàng Mười là nhân vật huyền thoại nhưng lại gần gũi thân quen và được nhân dân quý trọng, tôn sùng, vì ông rất hợp với tâm lý và phong cách xứ Nghệ. Con người đáng trân trọng là có chí nam nhi phải là anh hùng ngang dọc, phải có văn võ, có trí, có dũng. Con người phải biết lo lắng cho cuộc sống bình an của dân chúng, phải biết vì dân vì đời. Nhưng con người ấy không phải là con người ham danh lợi, biết yêu thiên nhiên, thích văn chương, yêu phong nguyệt. Hơn thế nữa, nếu là con người xứ Nghệ thì phải rất tình tứ, biết say cái đẹp, biết đến tình yêu như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ…. Lại phải có đôi nét phóng khoáng nghịch ngợm của Hồ Xuân Hương. Những đức tính ấy, phong cách ấy trong ngũ vị vương quan, thập vị hoàng tử, thập nhị tiên cô đều không có đủ. Vị này có nét này, vị nọ có nét kia, song không ai có đầy đủ tất cả như ông Hoàng Mười”.

Tín ngưỡng thờ ông Hoàng Mười là một trong những tín ngưỡng bản địa của người Việt nói chung và người xứ Nghệ nói riêng, thể hiện ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, giáo dục ý thức cội nguồn, đạo lý uống nước nhớ nguồn; đã trở thành nét đẹp trong văn hóa tinh thần của dân tộc. Từ nét đẹp đạo lý này đã cho chúng ta thấy được sự tôn sùng bậc danh nhân, người anh hùng, bậc cha mẹ của dân có nhiều công lao với địa phương và đất nước. Chính vì vậy mà người dân Nghệ An nói riêng và người Việt Nam nói chung thường nhắc nhở nhau về đền thờ ông Hoàng Mười để thể hiện sự chân thành ngưỡng mộ.

Hàng năm, cứ đến tháng 3 và tháng 10, nhân dân các nơi trong mọi miền tổ quốc đều nô nức về đền ông Hoàng Mười tại làng Xuân Am để dâng nén hương thơm tưởng nhớ đến vị thần “Hộ quốc tý dân”, và cầu mong phù hộ cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, thái bình thịnh trị. Cũng chính vì vậy mà lễ hội của đền vẫn được nhân dân địa phương tiếp nối từ đời này qua đời khác, trở thành một nét văn hóa tâm linh không thiếu trong đời sống tinh thần từ xưa tới nay. Đền ông Hoàng Mười trở thành nơi gửi gắm niềm tin, hy vọng, và chỗ dựa tinh thần của đại bộ phận người dân.

Trong quá khứ và hiện tại, tín ngưỡng Tứ Phủ/thờ Mẫu đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa dân gian của dân tộc ta. Ngoài những vị thần lớn là nữ thần thì các nam thần cũng giữ một vai trò quan trọng đặc biệt, mà sự xuất hiện của các vị quan lớn, các ông hoàng mà đặc biệt là ông Hoàng Mười đã tạo nên sự hài hòa âm dương, lưỡng phân lưỡng hợp trong tư duy tín ngưỡng của người Việt.

Trong quá trình tồn tại và phát triển, các vị thần của tín ngưỡng này đã được “nhân thần hóa” và “lịch sử hóa” trở thành những nhân vật có công lao và sự kiện cụ thể trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Tín ngưỡng này phản ánh tâm hồn dân tộc, có sức sống mãnh liệt và uyển chuyển, tự điều chỉnh để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử khác nhau,, góp phần tạo nên một nền văn hóa mới đậm đà bản sắc dân tộc.

Phòng Khám Tiêu Hóa – Gan, Mật – Nội Soi

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,

Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,

may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,

Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang

Phượng Hoàng Cổ Trấn được xây dựng vào thế kỷ VII, là địa điểm du lịch tại Trung Quốc rất nổi tiếng và thu hút đông đảo du khách quốc tế ghé thăm. Nơi đây hội tụ di sản văn hóa lâu đời và vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời, mang đến cho du khách những cảm nhận độc đáo, thú vị. Các bạn hãy cùng Travel Tracks tìm hiểu nhiều hơn về địa điểm tham qua này để có chuyến đi trọn vẹn nhất.

Phượng Hoàng Cổ Trấn còn được gọi ngắn gọn là Cổ Trấn, tọa lạc bên cạnh dòng Đà Giang, thuộc phía Tây tỉnh Hồ Nam. Tính đến thời điểm hiện đại, địa danh này đã có khoảng 1.300 tuổi và ít chịu ảnh hưởng từ các cuộc chiến tranh. Vì thế, lối kiến trúc của Cổ Trấn vẫn giữ được gần như nguyên vẹn nét đẹp đặc trưng của một đô thị cổ trong lịch sử phương Đông.