“Có nên học ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng)?” Đây là câu hỏi đầu tiên khi các bạn đang băn khoăn chưa xác định được có nên theo học ngành này hay không? Và theo nhiều bạn trẻ cho biết, mình thật sự cảm thấy khá lúng túng khi chọn ngành thi, bởi quyết định này phần nhiều chịu ảnh hưởng từ gia đình cũng như những người xung quanh.

Tìm hiểu về ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng (VLXD) là một trong những yếu tố quyết định giá thành, chất lượng, thời gian thi công và tuổi thọ của công trình. Cùng với yêu cầu cao về phát triển cơ sở hạ tầng đòi hỏi ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng Việt Nam cần tập trung nghiên cứu nhiều loại vật liệu xây dựng mới bền bỉ với giá thành tốt hơn. Đó chính là mục tiêu của ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng.

Theo học ngành này, bạn sẽ có năng lực trong việc lựa chọn, sử dụng và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng để tối ưu hiệu quả của công trình; nghiên cứu về việc thiết kế, quản lý, vận hành các dây chuyền sản xuất các loại vật liệu xây dựng như: xi măng, thủy tinh, gốm sứ, bê tông,…; nghiên cứu để phát triển ra các loại vật liệu mới, sản xuất và thi công các vật liệu mới đó.

Ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng của Đại học Xây dựng có gì?

Ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng của Đại học Xây dựng đào tạo chuyên sâu về theo hai hướng: Một là các công nghệ sản xuất, ứng dụng, kiểm soát chất liệu của những loại vật liệu xây dựng, hai là phát triển các loại vật liệu mới với tính năng cao để đáp ứng nhu cầu đa dạng của xây dựng và kiến trúc, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Nội dung đào tạo của ngành như sau:

Với ngành này, sau khi học 4 năm bạn sẽ lấy được bằng cử nhân, sau đó học tiếp 1-1,5 năm để lấy bằng kỹ sư mới. Bằng kỹ sư mới này tương đương với trình độ thạc sĩ. Chương trình học được nghiên cứu theo chuẩn chung của quốc tế nên sau khi học xong bạn sẽ dễ dàng tham gia học tập để nhận các chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ chuyên môn trong nước và quốc tế. Việc học lên các cấp bậc cao hơn cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng trường Đại học Xây dựng luôn chú trọng đổi mới giáo trình theo hướng cập nhật các kiến thức thực tiễn từ các cơ sở sản xuất nghiên cứu hàng đầu về vật liệu xây dựng. Sinh viên luôn được nâng cao kỹ năng thực hành với phòng thí nghiệm hiện đại, tiện nghi. Không những vậy, trường còn thường xuyên được tổ chức các chuyến các chuyến tham quan đến các doanh nghiệp đối tác của trường để sinh viên tiếp cận các công nghệ hiện đại nhất và trải nghiệm môi trường làm việc thực tế.

Khoa Vật liệu xây dựng có sự hợp tác với nhiều viện nghiên cứu và trường đại học lớn trên thế giới như: Đại học Kiến trúc – Xây dựng Weimar (Đức), Đại học Công nghệ Delft (Hà Lan, Đại học Tổng hợp kỹ thuật xây dựng MGSU (Nga), Đại học Saitamar – Nhật Bản, Đại học Quốc lập Đài Loan,… để sinh viên có cơ hội nhận học bổng học tập và nghiên cứu của các đơn vị đối tác này.

Sinh viên khoa Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng luôn được đánh giá là năng động bậc nhất với các hoạt động sôi nổi như tham gia nghiên cứu khoa học với tỷ lệ cao nhất trường, chương trình chào đón tân sinh viên, giải bóng đá sinh viên, cuộc thi sáng tạo sinh viên vật liệu xây dựng, hội thảo khoa học, hoạt động tình nguyện, các workshop chuyên ngành,… đây là cơ hội tốt để học hỏi thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng mềm và có một thời sinh viên đáng nhớ.

Hoạt động chào sinh viên khóa mới

Sau khi học xong bậc đại học sinh viên có nhiều cơ hội học tập và phát triển cá nhân như học tập sau đại học ở các trường trong nước và quốc tế; tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn để lấy chứng chỉ cho công việc giám sát, tư vấn, kiểm định chất lượng VLXD; học song bằng hoặc học bằng hai đại học của các chuyên ngành khác trong trường Đại học Xây dựng và các trường Đại học đối tác.

Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao với: 10 GS, PGS, 3 Tiến sĩ khoa học, 14 Tiến sỹ, 16 Thạc sĩ được đào tạo từ các nước phát triển như Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Đài Loan, Pháp,… Các thầy cô có giàu kinh nghiệm luôn năng động, nhiệt huyết và sẵn sàng chỉ bảo nhiệt tình kỳ sinh viên có bất cứ thắc mắc nào.

Review ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng Đại học Xây Dựng (NUCE): Cốt lõi của mọi công trình!

Khi nhìn thấy một tòa nhà cao tầng đẹp đẽ, có bao giờ bạn tự hỏi những gì đã tạo nên tòa nhà đó không? Chính là thành quả nghiên cứu và thiết kế của các kỹ sư vật liệu xây dựng đấy. Vậy để trở thành kỹ sư vật liệu xây dựng thì học gì? Đương nhiên chính là ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng mà Đại học Xây dựng có đào tạo rồi! Hôm nay hãy cùng Hocmai.vn review cặn kẽ về ngành học này nhé!

Tìm hiểu ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng trường Đại học Xây dựng

Kỹ sư xây dựng cũng phải có kỹ năng mềm cần thiết

Tại những trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng)​ có uy tín như trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Đại học Giao thông vận tải TP.HCM,... sinh viên còn được chú trọng rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,... Ví dụ: trường đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH), sinh viên sẽ được theo học một số môn học kỹ năng trong chương trình đào tạo như: khởi nghiệp, kỹ năng thuyết trình và tìm việc, cách quản lí thời gian và sáng tạo...

Cơ hội việc làm luôn rộng mở với sinh viên theo học ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng)

Ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) không khô khan như bạn nghĩ!

Xây dựng là nhóm ngành khá rộng gồm; xây dựng công trình, xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng công trình giao thông, quy hoạch xây dựng...Kỹ thuật công trình xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp phục vụ đời sống con người như: nhà ở, nhà hàn, khách sận, đường cao tốc, cầu, sân bay, cảng biển, đường hầm và các công trình khác…

Sinh viên được đào tạo chuyên sâu về kiến thức chuyên ngành và phát triển kĩ năng bản thân

Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, các phần mềm thiết kế chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như: trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng: các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ công tác thiết kế, tư vấn, giám sát,và tổ chức thi.

Học ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng ra trường làm gì?

Hàng năm, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng rất cao, trong đó có 70-80 thông báo tuyển dụng trực tiếp gửi về Đại học Xây dựng. Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:

–        Chuyên viên tư vấn, kiểm soát, quản lý chất lượng vật liệu xây dựng và quá trình thi công dự án xây dựng

–        Cán bộ kỹ thuật và quản lý ở những nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, bê tông, thủy tinh xây dựng, gốm xây dựng,…

–        Chuyên gia tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ sản xuất các loại vật liệu dây dựng

–        Startup với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng

–        Tham gia giảng dạy và nghiên cứu vật liệu mới tại các cơ sở đào tạo, các viện và trung tâm nghiên cứu về vật liệu xây dựng

–        Làm trong các cơ quan quản lý của Nhà nước về vật liệu xây dựng

Ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng của Đại học Xây dựng có triển vọng vô cùng mạnh mẽ trong tương lai. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu hơn về ngành và có sự lựa chọn phù hợp!

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT VẬT LIỆU XÂY DỰNG

1. Giới thiệu chuyên ngành đào tạo, thời gian đào tạo, cấp bằng

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu xây dựng (VLXD) đào tạo chuyên sâu về công nghệ sản xuất, ứng dụng và kiểm soát chất lượng các loại vật liệu xây dựng; nghiên cứu phát triển các vật liệu mới, vật liệu có tính năng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng trong kiến trúc và xây dựng, hướng tới phát triển bền vững.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo kỹ sư xây dựng ngành Công nghệ kỹ thuật VLXD có năng lực:

- Lựa chọn, sử dụng hợp lý và kiểm soát chất lượng VLXD tăng tính hiệu quả cho công trình;

- Thiết kế, quản lý, vận hành các dây chuyền công nghệ sản xuất VLXD như: bê tông, xi măng, thủy tinh, gốm sứ XD,…

- Có khả năng nghiên cứu phát triển vật liệu mới, công nghệ sản xuất và thi công vật liệu mới.

1.2. Thời gian đào tạo và cấp bằng:

Người tốt nghiệp được cấp bằng kỹ sư tương đương trình độ bậc 7 theo Khung trình độ Quốc gia Việt Nam với thời gian đào tạo thiết kế là 5 năm.

2. Kiến thức và kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp

- Ứng dụng các kiến thức toán học, khoa học cơ bản, các nguyên lý cơ bản của kỹ thuật, các giải pháp công nghệ và quản lý, và các kỹ năng để hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các dây chuyền, hệ thống sản xuất vật liệu xây dựng; phân tích các yêu cầu và đặc tính kỹ thuật và sử dụng hiệu quả vật liệu xây dựng; nghiên cứu phát triển,chế tạo vật liệu mới;

- Có kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm, trình độ ngoại ngữ, đảm bảo làm việc hiệu quả trong bối cảnh xã hội năng động, môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia;

- Có hiểu biết về kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật phù hợp, có khả năng và mong muốn cam kết thực hiện đạo đức nghề nghiệp, học tập suốt đời để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội và cộng đồng;

- Có thể phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng nói chung và các lĩnh vực chuyên môn có liên quan như tham gia học tập và đáp ứng được: các chứng nhận chuyên môn và chứng chỉ hành nghề trong nước và quốc tế; các chương trình đào tạo sau đại học theo đúng chuyên ngành.

3. Cơ hội học bổng và hỗ trợ học tập

- Khoa Vật liệu xây dựng hợp tác chặt chẽ với nhiều Trường đại học và Viện nghiên cứu trên thế giới, như: Đại học Công nghệ Delft - Hà Lan; Đại học Kiến trúc - Xây dựng Weimar - Cộng hoà Liên bang Đức; Đại học Tổng hợp kỹ thuật xây dựng MGSU - Cộng hoà Liên bang Nga; Viện Công nghệ Quốc Tế Shirindhorn, Đại học Thammasat - Vương Quốc Thái Lan; Đại học Liverpool, Đại học Loughborongh, Queen’s Belfast -Vương quốc Anh; Đại học Quốc lập Đài Loan; Đại học Saitamar - Nhật Bản; các Viện InSA - Pháp, ...

- Với xu hướng phát triển mạnh mẽ các vật liệu mới, nhiều trường, viện nghiên trên thế giới trong đó có các đơn vị đối tác đã cấp học bổng học tập, nghiên cứu cho nhiều học viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật VLXD.

Hàng năm, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng khoảng 200 người, trong đó thông báo tuyển dụng trực tiếp gửi về Trường từ 70-80 kỹ sư. Theo thống kê năm 2019, sau khi tốt nghiệp trong vòng 1 năm, hơn 96% kỹ sư có việc làm trong ngành xây dựng và hầu hết đảm trách các vị trí sau:

- Tư vấn giám sát, quản lý, kiểm soát chất lượng vật liệu và thi công các dự án xây dựng;

- Cán bộ kỹ thuật và quản lý tại các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như: bê tông, xi măng, gốm xây dựng, thủy tinh xây dựng, ...

- Kinh doanh và sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng;

- Tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ sản xuất các loại vật liệu xây dựng phù hợp với nhu cầu thực tế và chiến lược phát triển ngành vật liệu xây dựng;

- Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo, viện và trung tâm nghiên cứu về vật liệu xây dựng;

- Cán bộ công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước về vật liệu xây dựng.

5. Cơ hội học tập bậc Sau Đại học

Kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật VLXD có nhiều cơ hội học tập, phát triển cá nhân như:

- Học tập bậc sau đại học ngành Kỹ thuật Vật liệu trong và ngoài nước;

- Tham gia các khóa đào ngắn hạn nhằm trang bị các kiến thức chuyên sâu được cấp chứng chỉ phục vụ cho công việc tư vấn, giám sát, kiểm định vật liệu xây dựng;

- Tham gia các chương trình hợp tác đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp với đảm bảo đầu ra công việc và vị trí việc làm;

- Có thể học song bằng, bằng hai đại học của các ngành, chuyên ngành khác trong Trường Đại học Xây dựng Hà Nội và các trường đại học khác.

6. Liên hệ Khoa Vật liệu xây dựng

https://www.facebook.com/KhoaVLXD.HUCE

Phòng 314, 315 - Nhà A1 - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

Hoạt động chào đón sinh viên khoá mới

Cuộc thi Sáng tạo - Sinh viên Vật liệu xây dựng

Hợp tác Đào tạo và Khoa học Công nghệ