Chấm Dứt Hợp Đồng Tiếng Anh
Theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 thì Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
Những trường hợp nào người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần phải báo trước?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
Theo đó, nếu thuộc một trong các trường hợp nếu trên thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước.
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của các bên trong hợp đồng
Theo Điều 428 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Đơn phương chấm dứt hợp đồng thì:
Một số trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng phổ biến
Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 thì Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Nội dung của hợp đồng dân sự là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận. Các điều khoản đó xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng.
Một số trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng phổ biến như:
Nghĩa vụ của công ty khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?
Tại Điều 41 Bộ luật lao động 2019 quy định về Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:
Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
Theo đó, công ty khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định trên.
Công ty phải thanh toán tiền bồi thường cho NLĐ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật trong bao lâu?
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 Bộ Luật lao động 2019 quy định về Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
- Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
- Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
Theo quy định trên thì trong thời hạn 14 ngày công ty sẽ phải thực hiện thanh toán tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. trừ những trường hợp đặc biệt nêu trên thì có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày..
Bên thuê nhà làm mất trật tự gây ảnh hưởng sinh hoạt của hàng xóm thì chủ nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà không?
Theo Điều 132 Luật Nhà ở 2014 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở như sau:
- Trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Như vậy, trường hợp bên thuê nhà làm mất trật tự gây ảnh hưởng sinh hoạt của hàng xóm thì chủ nhà không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà, trừ trường hợp bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà theo quy định.
Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng thử việc
Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể nào về Mẫu văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng thử việc của người sử dụng lao động và người lao động. Bạn có thể tham khảo mẫu sau đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(V/v: Chấm dứt hợp đồng thử việc)
– Căn cứ quy định tại Bộ luật lao động năm 2019 về thử việc.
– Căn cứ Hợp đồng thử việc số ….. đã ký ngày …..
– Theo sự thoả thuận và nhu cầu của mỗi bên.
Hôm nay, ngày … tháng …. năm 202…
Người đại diện theo pháp luật: ….. Chức vụ:
Ngày …. Công ty …. Và bà …. Có ký hợp đồng thử việc số … thỏa thuận các nội dung sau đây:
– Quyền và nghĩa vụ các bên: ….
Hôm nay, Công ty…. làm thông báo này gửi đến bà … để thông báo về việc chấm dứt hợp đồng thử việc đối với bà …
Lý do chấm dứt: Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bà … đã nhiều lần bị nhắc nhở vì không thực hiện đúng nội dung công việc trong hợp đồng và không hoàn thành công việc (có các thông báo kèm theo)
Theo đó chúng tôi đề nghị bà B thực hiện theo thông báo này và tiến hành bàn giao hồ sơ, công việc cho phòng hành chính.
Chúng tôi đề nghị người thử việc cam kết tôn trọng và bảo mật những thông tin, tài liệu kinh doanh của công ty mà mình biết được hoặc được cung cấp trong thời gian thử việc. Nếu vi phạm thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Tải về: Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng thử việc
Ví dụ cụ thể về mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng thử việc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(V/v: Chấm dứt hợp đồng thử việc)
– Căn cứ quy định tại Bộ luật lao động năm 2019 về thử việc.
– Căn cứ Hợp đồng thử việc số 001/2024 đã ký ngày 01 tháng 01 năm 2024.
– Theo sự thoả thuận và nhu cầu của mỗi bên.
Hôm nay, ngày 12 tháng 05 năm 2024.
Địa chỉ: 123 Đường ABC, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Văn A Chức vụ: Giám đốc
Ngày 01 tháng 01 năm 2024, Công ty TNHH XYZ và bà Trần Thị B đã ký hợp đồng thử việc số 001/2024 thỏa thuận các nội dung sau đây:
Hôm nay, Công ty TNHH XYZ làm thông báo này gửi đến bà Trần Thị B để thông báo về việc chấm dứt hợp đồng thử việc đối với bà Trần Thị B.
Lý do chấm dứt: Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bà Trần Thị B đã nhiều lần bị nhắc nhở vì không thực hiện đúng nội dung công việc trong hợp đồng và không hoàn thành công việc (có các thông báo kèm theo).
Thời điểm chấm dứt: Từ ngày 12 tháng 05 năm 2024.
Theo đó, chúng tôi đề nghị bà Trần Thị B thực hiện theo thông báo này và tiến hành bàn giao hồ sơ, công việc cho phòng hành chính.
Chúng tôi đề nghị bà Trần Thị B cam kết tôn trọng và bảo mật những thông tin, tài liệu kinh doanh của công ty mà mình biết được hoặc được cung cấp trong thời gian thử việc. Nếu vi phạm thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Khi nào cần sử dụng mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng thử việc?
Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng thử việc thường được sử dụng nhiều hơn bởi các doanh nghiệp hoặc đơn vị so với người lao động. Dưới đây là một số trường hợp phổ biến:
Tùy vào từng trường hợp và bên khởi xướng, mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng thử việc sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường là bên sử dụng mẫu thông báo này để gửi đến người lao động.