(Bqp.vn) - Tổng cục Hậu cần là cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng, có chức năng tham mưu, chỉ đạo, bảo đảm vật chất, sinh hoạt, quân y, vận tải,... cho Quân đội. Tổng cục Hậu cần gồm có các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm về công tác tham mưu hậu cần, quân nhu, quân y, doanh trại, xăng dầu, vận tải và một số cơ quan, đơn vị trực thuộc khác.

Quy định về trụ sở, địa điểm tiếp công dân

Theo Thông tư 166/2021/TT-BQP thì trụ sở, địa điểm tiếp công dân bố trí ở nơi thuận lợi cho việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; được trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết bảo đảm cho quá trình làm việc; hệ thống sổ, mẫu biểu thực hiện theo Quyết định 5166/QĐ-BQP ngày 11/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Danh mục mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các yêu cầu xây dựng chính quy theo quy định của Bộ Tổng Tham mưu.

Chỉ huy cơ quan, đơn vị bố trí lực lượng bảo vệ, có quy chế phối hợp với Công an địa phương, xây dựng phương án xử trí các tình huống bảo đảm an toàn tuyệt đối trụ sở, địa điểm tiếp công dân do cấp mình quản lý. Trụ sở, địa điểm tiếp công dân làm việc hằng ngày theo giờ hành chính (thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ, tết nghỉ theo quy định).

Khi thực hiện nhiệm vụ ngoài doanh trại, nếu đóng quân ở địa phương nào, chỉ huy cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên tổ chức địa điểm tiếp công dân tại địa phương đó với hình thức phù hợp.

Địa điểm tiếp công dân cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng

- Địa điểm tiếp công dân của: Học viện, nhà trường, bệnh viện, tập đoàn, tổng công ty (trực thuộc Bộ Quốc phòng), Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh

+ Là nơi tiếp công dân của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và các cơ quan có nhiệm vụ tiếp công dân;

+ Cơ quan thanh tra hoặc cơ quan chính trị (nơi không có cơ quan thanh tra) quản lý và duy trì hoạt động của địa điểm tiếp công dân; các cơ quan có nhiệm vụ tiếp công dân bố trí cán bộ hoặc nhân viên kiêm nhiệm thực hiện tiếp công dân;

+ Bố trí ở khu vực riêng và bảo đảm các điều kiện vật chất như: Bàn ghế làm việc, hệ thống máy tính đồng bộ kết nối mạng internet, mạng truyền số liệu quân sự, hệ thống biển bảng, nội quy, lịch và quy trình tiếp công dân, sổ theo dõi và sổ nhật ký tiếp công dân, công khai bộ thủ tục hành chính liên quan đến công dân thuộc phạm vi giải quyết của Bộ Quốc phòng.

- Địa điểm tiếp công dân của đơn vị cấp Sư đoàn, Lữ đoàn, Trung đoàn và tương đương, Đồn biên phòng cửa khẩu, Hải đội Biên phòng, Hải đội Cảnh sát biển đóng quân độc lập, bố trí cạnh phòng trực ban, trong phòng có bàn ghế làm việc, niêm yết nội quy, lịch và quy trình tiếp công dân, sổ theo dõi và sổ nhật ký tiếp công dân, giao cơ quan chính trị hoặc cán bộ chính trị (nơi không có cơ quan chính trị) cùng cấp quản lý, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chỉ huy đơn vị.

- Địa điểm tiếp công dân của các cơ quan: Tòa án quân sự, Viện Kiểm sát quân sự, Điều tra hình sự, Thi hành án các cấp trong Quân đội do Thủ trưởng các cơ quan bố trí theo quy định của pháp luật và quy chế của ngành.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

Trong phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang biểu dương Tổng cục Hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp đã bảo đảm tốt công tác hậu cần cho nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ khác.

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng cũng nhấn mạnh công tác xây dựng ngành, chuyển đổi số, cải cách hành chính, công tác đối ngoại hậu cần đạt nhiều kết quả tích cực.

Ông Phan Văn Giang yêu cầu Tổng cục Hậu cần tiếp tục tham mưu, chỉ đạo triển khai, cơ bản hoàn thành điều chỉnh tổ chức, biên chế lực lượng hậu cần; sáp nhập cơ quan hậu cần - kỹ thuật cấp chiến dịch, sáp nhập Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Kỹ thuật theo lộ trình, bảo đảm tinh, gọn, mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng quân đội.

Ông cũng yêu cầu Tổng cục Hậu cần phối hợp với Tổng cục Kỹ thuật tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm sau 1 năm sáp nhập cơ quan hậu cần - kỹ thuật cấp chiến thuật về tổ chức, biên chế, sắp xếp nhân sự... Từ đó, đề xuất các giải pháp giải quyết các vấn đề bất cập về tổ chức, biên chế, bảo đảm phù hợp với tổ chức, biên chế quân đội.

Đại tướng Phan Văn Giang cũng yêu cầu Tổng cục Hậu cần tiếp tục đánh giá tác động tình hình thế giới, khu vực và trong nước để tham mưu hoàn thiện phương thức bảo đảm vật chất hậu cần cho các nhiệm vụ, phù hợp với lộ trình xây dựng, tổ chức lực lượng quân đội và tổ chức lực lượng hậu cần - kỹ thuật; bảo đảm tốt hậu cần thường xuyên, giữ vững ổn định và nâng cao đời sống bộ đội.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng yêu cầu cơ quan này rà soát, phấn đấu cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu về công tác hậu cần mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI đã xác định. Chỉ đạo đẩy nhanh triển khai thực hiện hiệu quả các đề án, dự án theo lộ trình và điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tổ chức, biên chế, yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm hậu cần trong tình hình mới.

Bộ trưởng Quốc phòng yêu cầu thực hiện chặt chẽ các quy trình nhân sự cho việc sáp nhập Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Kỹ thuật

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang lưu ý, Đảng ủy, chỉ huy Tổng cục Hậu cần tiếp tục có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện "mẫu mực, tiêu biểu" gắn với xây dựng cấp ủy, tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu.

"Thực hiện chặt chẽ quy trình rà soát, bổ sung, quy hoạch, kiện toàn cán bộ chỉ huy, quản lý gắn với chuẩn bị nhân sự cho sáp nhập Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Kỹ thuật và Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ mới", ông Phan Văn Giang lưu ý.

Bộ Quốc phòng đang tiến hành điều chỉnh lực lượng của quân đội. Tại cuộc làm việc của Bộ trưởng và các lãnh đạo Bộ Quốc phòng với Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, cho biết trong năm 2023, toàn quân đã thành lập mới, điều chuyển, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại và hoàn thành tổ chức biên chế trên 1.400 tổ chức. Năm nay sẽ cơ bản hoàn thành việc điều chỉnh tổ chức lực lượng.

Trụ sở tiếp công dân cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng

- Trụ sở tiếp công dân cấp quân khu, quân chủng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tổng cục II, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh 86, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, quân đoàn, binh đoàn, binh chủng, bố trí khu vực riêng; là nơi tiếp công dân của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và các cơ quan có nhiệm vụ tiếp công dân; được trang bị cơ sở vật chất và thực hiện các nội dung khác theo quy định tại khoản (5) nêu trên.

- Cơ quan thanh tra cùng cấp có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của Trụ sở. Các cơ quan có nhiệm vụ tiếp công dân bố trí cán bộ hoặc nhân viên chuyên trách tiếp công dân.